Các hiệu tiền cổ Việt Nam (Phần 2)

17/06/2017
Bài liên quanCác hiệu tiền cổ Việt Nam (Phần 1)
                        Các hiệu tiền cổ Việt Nam (Phần 3)

Tiền nhà Mạc

Minh Đức thông bảo, Minh Đức nguyên bảo

     Đây là các tiền kim loại do Mạc Thái Tổ phát hành. Đại Việt sử ký toàn thư có nhắc đến việc này.

     Minh Đức thông bảo có hai loạt. Loạt thứ nhất bằng đồng được bắt đầu đúc từ năm 1528. Mặt trước có bốn chữ Minh Đức thông bảo đúc nổi đọc chéo. Mặt sau có hai chữ Vạn Tuệ đúc nổi. Loạt này có kích thước lớn, đường kính từ 23 đến 24,5 mm, dày dặn.

     Loạt thứ hai đúc bằng kẽm. Kích thước vẫn như loạt trước. Mặt sau không còn chữ vạn tuế mà thay vào đó là một vành khuyết nổi ở bên phải và một chấm tròn ở bên trái.

     Minh Đức nguyên bảo làm bằng sắt. Sách sử Việt Nam không nhắc đến tiền này, nhưng Đại Việt sử ký toàn thư cho biết Mạc Đăng Dung có cho pha kẽm vào khi đúc tiền rồi sau lại cho đúc tiền bằng sắt. Khảo cổ học Việt Nam không phát hiện ra di vật, song Lacroix có công bố một mẫu vật tiền này, mặt trước có bốn chữ Minh Đức nguyên bảo đọc vòng tròn, mặt sau không có chữ hay hình gì.

Các hiệu tiền cổ Việt Nam (Phần 2)
 
Đại Chính thông bảo

     Các sử liệu cũ của Việt Nam không đề cập đến việc Mạc Thái Tông phát hành tiền. Tuy nhiên khảo cổ học đã phát hiện ra loại tiền kim loại bằng đồng mang niên hiệu Đại Chính của ông. Mặt trước tiền nổi bốn chữ Đại Chính thông bảo đọc chéo. Mặt sau để trơn. Tiền đúc không đẹp, đường kính khoảng 22 mm.

Các hiệu tiền cổ Việt Nam
 
Quảng Hòa thông bảo

     Mạc Phúc Hải làm vua từ năm 1541 đến năm 1546 và chỉ có một niên hiệu là Quảng Hòa. Sử liệu không ghi vị vua nhà Mạc này có cho đúc tiền hay không, song khảo cổ học phát hiện ra di vật tiền Quảng Hòa thông bảo. Tiền này có hơn một loạt nhưng đều đúc bằng đồng và bốn chữ Quảng Hòa thông bảo đọc chéo ở mặt trước, mặt sau để trơn. Có loạt thì các chữ này được viết chân phương. Có loạt thì những chữ này lại được viết theo lối chữ triện.

Các hiệu tiền cổ Việt Nam
 
Vĩnh Định thông bảo, Vĩnh Định chí bảo

     Vĩnh Định là niên hiệu đầu tiên trong ba niện hiệu của Mạc Phúc Nguyên, bắt đầu từ năm 1547. Khảo cổ học đã tìm thấy tiền Vĩnh Định thông bảo đúc bằng đồng có đường kính chừng 21,5 mm. Mặt trước có bốn chữ Vĩnh Định thông bảo viết chéo. Mặt sau để trơn, nhưng gờ mép và gờ lỗ có viền nổi.

     Ngoài ra còn có tiền Vĩnh Định chí bảo có kiểu dáng như Vĩnh Định thông bảo, khác ở chỗ chữ chí viết theo lối chữ thảo và mặt sau không có viền gờ mép và lỗ.

 
Càn Thống nguyên bảo

     Đây là tiền kim loại do Mạc Kính Cung phát hành. Ông này làm vua nhưng đóng ở vùng miền núi Đông Bắc. Khảo cổ học đã phát hiện ra loại tiền này.

 
An Pháp nguyên bảo

     An Pháp nguyên bảo là tiền kim loại kích thước nhỏ mà khảo cổ học tìm thấy nhiều. Lê Quý Đôn qua Phủ biên tạp lục cho biết đây là tiền do nhà Mạc phát hành, nhưng không nói cụ thể bởi vị vua nào của nhà Mạc.

Các hiệu tiền cổ Việt Nam (Phần 2)

 

Tiền nhà Tây Sơn

Thái Đức thông bảo

     Tiền do vua Thái Đức Nguyễn Nhạc phát hành và lưu thông trong các vùng lãnh thổ do nhà Tây Sơn kiểm soát. Tiền này được đúc từ đồng. Tiền không dày, nhưng đúc cẩn thận, chữ và dấu hiệu dễ đọc. Đường kính tiền tùy loại từ 22,5 mm đến 24 mm. Mặt trước có bốn chữ Thái Đức thông bảo đọc chéo. Mặt sau thì mỗi loạt một khác, thường thì có các ký hiệu như chấm nổi tròn, hình mặt trăng lưỡi liềm. Có một loạt ở mặt sau có hai chữ Vạn Thọ.

Các hiệu tiền cổ Việt Nam (Phần 2)
 
 
Quang Trung thông bảo

Các hiệu tiền cổ Việt Nam (Phần 2)

 

Quang Trung đại bảo

 

Các hiệu tiền cổ Việt Nam (Phần 2)

          Quang Trung thông bảo

     Khi Quang Trung lên ngôi, Việt Nam cơ bản đã được thống nhất, vì thế tiền do Quang Trung phát hành sẽ được lưu thông gần như khắp cả nước. Và trong thực tế, khảo cổ học tìm thấy rất nhiều tiền Quang Trung khắp nơi, đặc biệt nhiều từ đèo Hải Vân ra Bắc. Quang Trung đã cho phát hành hai loại tiền mang niên hiệu của ông, đó là Quang Trung thông bảovà Quang Trung đại bảo.

     Quang Trung thông bảo được đúc nhiều đợt và kỹ thuật của thời đó đã khiến cho mỗi đợt đúc tiền lại có một chút khác nhau. Tiền này được đúc từ đồng, có kích thước từ 23 đến 26 mm. Mặt trước tiền có bốn chữ Quang Trung thông bảo đọc chéo. Có một loạt chữ bảo lại viết theo lối giản thể. Mặt sau thì có thể để trống hoặc có một trong các chữ nhất, nhị, công, chính, sơn nam hoặc các ký hiệu như dấu chấm, trăng lưỡi liềm, v.v... Viền gờ mép và lỗ rõ ràng.

     Có một số di vật tiền Quang Trung thông bảo được phát hiện mà ở đó người ta thấy mặt sau của tiền cũng giống mặt trước. Đỗ Văn Ninh cho rằng đó là do thợ đúc tiền ráp nhầm hai mặt của khuôn đúc.

     Quang Trung đại bảo có chữ bảo viết theo lối giản thể. Mặt sau để trống.

Cảnh Thịnh thông bảo

Các hiệu tiền cổ Việt Nam (Phần 2)

 

     Cảnh Thịnh thông bảo có loại nhỏ và loại lớn. Đây là tiền mang niên hiệu đầu tiên của Nguyễn Quang Toản, vị vua cuối cùng của nhà Tây Sơn.

     Về kiểu dáng và thiết kế thì Cảnh Thịnh thông bảo loại nhỏ không khác gì tiền Quang Trung thông bảo, nhưng chất lượng đúc có phần tốt hơn. Cảnh Thịnh thông bảo cũng có loạt mặt sau giống mặt trước như một loạt của Quang Trung thông bảo. Ngoài ra lại còn có một loạt tiền mà một mặt là Cảnh Thịnh thông bảo và một mặt là Quang Trung thông bảo.

     Cảnh Thịnh thông bảo loại lớn được đúc cẩn thận, thiết kế cầu kỳ, đường kính tới 48 mm, dày tới 5 mm. Viền gờ mép ở hai mặt là một vành văn triện hình chữ T, viền gờ lỗ ở hai mặt là hai hình vuông lồng vào nhau. Mặt trước tiền có bốn chữ Cảnh Thịnh thông bảo đọc chéo. Mặt sau có hình rồng, mây ở phía trên lỗ, lại có hình cá chép và hình sóng nước ở phía dưới lỗ. Đỗ Văn Ninh cho rằng tiền này hoa văn giống với tiền Cảnh Hưng nên có thể là theo mẫu tiền Cảnh Hưng mà làm.

 

Share :