Các hiệu tiền cổ Việt Nam (Phần 3)

17/06/2017
Bài liên quanCác hiệu tiền cổ Việt Nam (Phần 1)
                        Các hiệu tiền cổ Việt Nam (Phần 2)

Tiền nhà Nguyễn

Gia Long thông bảo

Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, đặt niên hiệu là Gia Long. Sách Đại Nam thực lục chính biên cho biết vào năm 1803, Nguyễn Ánh cho đúc tiền Gia Long thông bảo bằng đồng. Khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều di chỉ tiền này. Tiền được đúc nhiều lần và không phải chỉ ở một nơi. Thứ lớn nhất thì có đường kính chừng 26 mm, thứ nhỏ nhất thì có đường kính chừng 20 mm. Mặt trước bốn chữ Gia Long thông bảo đọc chéo. Mặt sau để trơn.

Năm 1813, vua Gia Long cho đúc tiền Gia Long thông bảo thất phân. Theo Đại Nam thực lục chính biên thì tiền này bằng kẽm, song khảo cổ học phát hiện ra cả tiền mang tên này nhưng bằng đồng. Tiền kẽm Gia Long thông bảo thất phân và tiền đồng Gia Long thông bảo có thể đổi qua lại theo tỷ lệ 1,25:1. Gia Long thông bảo thất phân có đường kính trung bình 22 mm và trong thực tế có nhiều kích cỡ. Theo quy định thì tiền nặng bảy phân, nhưng không phải mọi mẫu vật phát hiện ra đều nặng đúng như thế. Mặt trước giống Gia Long thông bảo, nhưng mặt sau thì có hai chữ thất phân ở hai bên lỗ tiền.

Năm 1814, vua Gia Long lại cho đúc tiền Gia Long thông bảo lục phân nặng sáu phân. Thư tịch cho biết rõ hợp kim đúc tiền này có các thành phần sau đồng đỏ, kẽm, chì, thiếc (tỷ lệ là 500:415:65:20). Tiền được đúc nhiều lần và có đường kính xê xích khoảng 21,5 mm đến 22,5 mm. Mặt trước giống Gia Long thông bảo, nhưng mặt sau thì có hai chữ lục phân ở hai bên lỗ tiền.

Các hiệu tiền cổ Việt Nam
 
Minh Mạng thông bảo

Minh Mạng thông bảo là tiền do vua Minh Mạng phát hành. Mặt trước có bốn chữ Minh Mạng thông bảo, mặt sau để trống.

Tiền này có nhiều loạt. Loạt đúc sớm nhất là vào năm 1820 theo quy định nặng 6 phân bằng đồng và bằng kẽm. Loại bằng đồng thực ra cũng chỉ có khoảng một nửa nguyên liệu đồng còn lại là kẽm và cả lượng nhỏ thiếc và chỉ dùng đến năm 1825 thì bị bãi bỏ.

Loạt thứ hai có kích thước lớn từ 22 đến 25 mm, được phát hành từ năm 1820. Nguyên liệu là hợp kim đồng, kẽm và thiếc.

Loạt thứ ba có đường kính khoảng 22 mm, nặng 9 phân, bằng hợp kim đồng kẽm, được phát hành từ năm 1825.

Loạt thứ tư có đường kính 25 mm, nặng 1 đồng cân, được phát hành từ năm 1827.

 
Thiệu Trị thông bảo

Tiền mang niên hiệu của vua Thiệu Trị có loại nặng 6 phân và loại nặng 9 phân đều bằng hợp kim đồng pha kẽm. Còn có cả loại nặng 6 phân bằng toàn kẽm. Các loại này ở mặt trước có bốn chữ Thiệu Trị thông bảo đọc chéo, mặt sau để trống.

Các hiệu tiền cổ Việt Nam
 
Tự Đức thông bảo

Tự Đức thông bảo có mấy loạt bằng đồng và cả bằng kẽm, đường kính từ 20 mm đến 25 mm. Nhìn chung các loạt đều có mặt trước giống nhau: bốn chữ Tự Đức thông bảo đọc chéo, có viền gờ mép và lỗ. Mặt sau thì mỗi loạt một khác. Có loạt để trống, có loạt thì có chữ “lục văn”, có loạt có chữ “Hà Nội”, có loạt lại có chữ “Sơn Tây” và có loạt thì có chữ “Bắc Ninh”. Tiền này nhiều khi được giao cho các lò đúc tiền tư nhân của người Hoa và người Việt giàu có đúc. Đại Nam thực lục chính biên cho biết có tiền này khi đúc bị pha thêm sắt vào.

Các hiệu tiền cổ Việt Nam
 
Tự Đức bảo sao

Tự Đức bảo sao là tiền thời vua Tự Đức, được đúc từ năm 1861 có các mệnh giá 10 đồng, 20 đồng, 30 đồng, 40 đồng, 50 đồng và 60 đồng. Tiền đúc bằng đồng. Mặt trước có bốn chữ Tự Đức bảo sao đọc chéo. Mặt sau thì mỗi mệnh giá thiết kế một khác. Đường kính tiền cũng khác nhau giữa các mệnh giá.

  • Mệnh giá 10 đồng thì mặt sau có chữ “chuẩn thập văn” hoặc “chuẩn nhất thập văn”, đường kính 26 mm, nặng 6 gam;
  • Mệnh giá 20 đồng thì mặt sau có chữ “chuẩn nhị thập văn”, đường kính 30 mm, nặng 12 gam;
  • Mệnh giá 30 đồng thì mặt sau có chữ “chuẩn tam thập văn”, đường kính 35 mm, nặng 16,4 gam;
  • Mệnh giá 40 đồng thì mặt sau có chữ “chuẩn tứ thập văn”, đường kính 37 mm, nặng 22,2 gam;
  • Mệnh giá 50 đồng thì mặt sau có chữ “chuẩn ngũ thập văn”, đường kính 41,5 mm, nặng 27,2 gam;
  • Mệnh giá 60 đồng thì mặt sau có chữ “chuẩn lục thập văn”, đường kính 46 mm, nặng 38,2 gam.
Các hiệu tiền cổ Việt Nam
 
Kiến Phúc thông bảo

Tiền mang niên hiệu của vua Kiến Phúc được đúc nhiều đợt từ năm 1884 và ở nhiều nơi vì vậy mỗi loạt khác nhau một chút. Nhìn chung, tiền có đường kính 23 mm. Mặt trước có bốn chữ Kiến Phúc thông bảo, mặt sau để trống. Thời này, quân Pháp đang đánh chiếm Việt Nam, triều chính cũng mất ổn định, ngôi vua thay đổi mấy lần nên sự quan tâm tới kinh tế không nhiều, tiền được đúc với số lượng ít. Khảo cổ học chỉ phát hiện được ít tiền này. Tiền đúc ra chỉ để khẳng định niên hiệu của vua mới chứ tác dụng cho lưu thông không nhiều vì số lượng quá ít.

Các hiệu tiền cổ Việt Nam
 
Hàm Nghi thông bảo

Tiền này chính thức chỉ đúc với số lượng rất ít, nhưng tiền Hàm Nghi thông bảo giả rất nhiều. Theo Đỗ Văn Ninh thì có cả tiền Hàm Nghi thông bảo đúc giả thời chiến tranh Việt Nam mà lính Mỹ tưởng là tiền cổ thật nên mua mang về sưu tập. Hàm Nghi thông bảo thật có đường kính 23 mm, mặt trước có bốn chữ Hàm Nghi thông bảo đọc chéo, mặt sau có hai chữ “Lục văn”.

Các hiệu tiền cổ Việt Nam
 
Đồng Khánh thông bảo

Tiền được đúc với số lượng ít. Năm 1886, triều đình cho đúc một loạt có đường kính 26 mm. Năm 1887 cho đúc một loạt nữa có đường kính 23 mm. Cả hai loạt ở mặt trước đều có chữ Đồng Khánh thông bảo, mặt sau để trống.

Các hiệu tiền cổ Việt Nam
 
Thành Thái thông bảo

Tiền kim loại được đúc vào các năm 1889-1890 với số lượng ít. Mặt trước có bốn chữ Thành Thái thông bảo đọc chéo. Mặt sau để trống. Đường kính tiền khoảng 23 mm.

Năm 1893-1890, triều đình lại cho đúc tiền Thái Bình thông bảo mới mà mặt sau có chữ thập văn. Tiền này đường kính chừng 26 mm.

 
Duy Tân thông bảo

Các hiệu tiền cổ Việt Nam

 

Tiền này có hai loạt, một loạt có đường kính chừng 26 mm đúc ở Thanh Hóa, một loạt khác nhỏ hơn. Loạt lớn thì mặt sau có chữ “Thập văn”, loạt nhỏ thì mặt sau để trống. Mặt trước cả hai loạt đều có chữ Duy Tân thông bảo đọc chéo.

Khải Định thông bảo

Bảo Đại thông bảo

Tiền này có bốn loạt đúc ở bốn nơi là Huế, Hải Phòng, Hà Nội và ở Pháp. Loại đúc ở Huế lưu thông ở Trung Kỳ, loại đúc ở Hà Nội và Hải Phòng thì để lưu thông ở Bắc Kỳ. Cả ba loạt này đều bằng kẽm. Riêng loạt đúc ở Pháp thì bằng đồng và chỉ để lưu thông ở Nam Kỳ.

Lưu ý là từ thời này, thực dân Pháp đã phát hành tiền Đông Dương gồm các loại tiền giấy và tiền kim loại với nhiều mệnh giá được lưu thông rộng rãi hơn tiền do triều đình phát hành rất nhiều.

Tiền bằng đồng nhưng không đúc mà dập lá đồng bằng máy. Kích thước tiền nhỏ và mỏng. Người dân không coi trọng giá trị tiền này.

Một số tiền cổ khác

Trần Tân công bảo

Tiền được khảo cổ học phát hiện ra, song hiện giờ các nhà nghiên cứu chưa khẳng định được là do ai phát hành. Lacroix cho là do Trần Tuân, người đã nổi loạn ở Sơn Tây thời Lê Tương Dực phát hành.

Thiên Ứng thông bảo

Được cho là tiền do Trần Cảo phát hành khi nổi dậy chống nhà Lê và tự xưng vương đặt niên hiệu là Thiên Ứng. Tiền này đã được khảo cổ học phát hiện và ngoài Trần Cảo không còn ai ởViệt Nam hay Trung Quốc đặt niên hiệu là Thiên Ứng.

Thái Bình thông bảo

Thái Bình thông bảo nguyên do nhà Mạc phát hành, song các chúa Nguyễn ở Đàng Trong thời đầu cũng cho đúc tiền phỏng theo mẫu của nhà Mạc. Khảo cổ học tìm thấy nhiều di chỉ tiền kim loại Thái Bình thông bảo, nhưng khó phân biệt được đâu là tiền do nhà Mạc đúc và đâu là tiền do các chúa Nguyễn đúc nếu không dựa vào niên đại của nơi đồng tiền được phát hiện.

Thái Bình thông bảo bằng đồng, có kích thước nhỏ, đường kính từ 18–20 mm, mỏng. Mặt trước có bốn chữ Thái Bình thông bảo đọc chéo. Mặt sau có thể để trơn, hoặc có thể có một hoặc hai chấm nổi.

Gia Hưng thông bảo
 
Thiên Minh thông bảo

Tiền kim loại do chúa Nguyễn Phúc Khoát phát hành. Hiện không rõ kim loại hay hợp kim gì được dùng để đúc. Theo Đại Nam thực lục tiền biên thì Nguyễn Phúc Khoát cho mua “kẽm trắng” của Hà Lan về để đúc tiền, sau đó lại cho pha thêm “kẽm xanh” vào. Tiền này có thể nấu chảy không khó, nhưng cứng. Đàng trong thời Nguyễn Phúc Khoát cũng cho phép các xưởng đúc địa phương hoạt động và các xưởng này nhiều khi pha cả chì vào khi đúc tiền.

Tiền này mặt trước có bốn chữ Thiên Minh thông bảo đọc chéo. Mặt sau để trơn. Tiền do chúa đúc thì có đường kính 23 cm và được đúc cẩn thận. Tiền do địa phương đúc nhiều khi có kích thước nhỏ hơn, mỏng hơn.

Gia Hưng thông bảo
 
Gia Hưng thông bảo

Đại Nam thực lục chính biên cho biết vào khoảng năm 1796, Nguyễn Ánh cho đúc tiền Gia Hưng thông bảo. Năm này, Nguyễn Ánh vẫn chưa đánh bại được nhà Tây Sơn. Khảo cổ học chưa tìm ra loại tiền này.

Gia Hưng thông bảo

Share :