-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
08/06/2017
Bài viết liên quan: Vài nét tổng quát tiền tệ 300 năm Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh (Phần 2)
Năm 1998, kỷ niệm Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh tròn 300 năm hình thành và phát triển (1698 – 1998).
Năm 1699 là năm Thống suất kinh lược, Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh quyết định lấy xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình thuộc phủ Gia Định dựng Dinh Phiên Trấn tại Sài Gòn ngày nay. Vậy từ năm đó Sài Gòn – Gia Định xưa cho đến nay – Thành phố Hồ Chí Minh đã tiêu dùng những loại đồng tiền nào? Giá trị của chúng ra sao?
Trở lại lịch sử, vào thời vua Lê thứ 21 đời Lê Huy Tông (1675 – 1705) vua lên ngôi lúc 13 tuổi (vua sinh ngày 15 tháng 3 năm 1663, lên ngôi ngày 12 tháng 6 năm 1675). Vì vua còn nhỏ tuổi, thực lực quyền hành thuộc về tay Chúa Trịnh ở đàng ngoài và Chúa Nguyễn ở đàng trong ( đàng ngoài và đàng trong lấy sông Gianh – Quảng Bình là ranh giới). ở đàng trong, Chúa Nguyễn Phúc Chu (1692 – 1725) ở ngôi Chúa 34 năm đã có công mở 3 đợt khẩn hoang di dân lớn, lần thứ 3 năm 1714 bờ cõi nước Việt Nam được hình thành đến các tỉnh Kiên Giang – Bạc Liêu – Cà Mau Sóc Trăng và An Giang ngày nay.
Cùng thời gian đó, năm 1679 số di thần nhà minh vì bất mãn với nhà Thanh đã đem 50 chiến thuyền và 3000 người xin tị nạn trên đất Đại Việt. Chúa Nguyễn bằng lòng cho phép định cư tại phủ Gia Định dựng lập các làng xã Minh Hương ngày nay vẫn còn.
Cũng từ năm 1771, tại vùng đất Tây Sơn (Bình Định) dưới sự lãnh đạo của 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ, nông dân đã vùng lên đấu tranh với giai cấp phong kiến thống trị của đàng trong và khi giặc Xiêm La tràn vào xâm lược nước ta, quân Tây Sơn đã vươn lên dẹp cả thù trong giặc ngoài. Đến năm 1778, các lãnh tụ của Tây Sơn đã dành thắng lợi, Nguyễn Nhạc lên ngôi Hoàng đế, đến tiếp năm 1788 Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế đều có cho đúc tiền lưu hành trong cả nước.
Nhìn lại diễn biến lịch sử của Sài Gòn trong thời kỳ đầu mới khai phá, quân và dân ở đây đã phải sử dụng không biết bao đồng tiền thuộc các triều đại khác nhau.
Khi quân và dân của Chúa Nguyễn vào khai phá vùng đất mới này, mang theo đồng tiền triều đại nhà Lê, các khảo cổ ngày nay đã tìm thấy trên đất Gia Định cũ nhiều đồng tiền mang niên hiệu các thế thứ Tiền Lê.
Quân Tây Sơn vào thì mang theo tiền của triều đại nhà Nguyễn Tây Sơn như đồng Quang Trung Bảo (Cảnh Thịnh Đế Hiệu của Nguyễn Quang Toản, con vua Quang Trung) những đồng tiền này đang lưu giữ tại Viện bảo tàng lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh. Ông Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu địa lý, lịch sử ở thành phố Hồ Chí Minh còn lưu giữ một đồng Cảnh thịnh thông bảo đường kính rộng 45mm (rộng hơn các đồng tiền khác), nặng 38,2 gr, mặt sau có hình rồng bay gọi là phi long, xung quanh 2 mặt có đường viễn chữ Triện khá đẹp, loại đồng tiền vua dùng để ban thưởng.
Quân nhà Minh (Trung Quốc) với 3000 quan quân vào định cư ở đây cũng mang theo tiền của nhiều triều đại vua Trung Quốc, đặc biệt ở thời kì này, đồng tiền thời Đường Tống (Trung Hoa) còn khá thông dụng.
Ngoài người Tàu (Trung Hoa) và người Kinh (Đại Việt) vào tham gia khai phá vùng đất này ở cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18 nhiều sắc tộc khác nhau đã đến đây từ trước như người KHMER (Chân lại), người Chăm (Chămpa), người Man còn gọi là mán hay Mọi, người Muông, người Ché mạ, người XTiêng dân cư thưa thớt, đông biệt lập theo từng bộ tốc đông chủng với nhau không thích phát triển giao lưu kinh tế - Chắc rằng khi đó kinh tế của các sắc tộc này chưa phát triển nên chưa có đúc tiền tiêng để lưu hành thông dụng.
Ngược lại vùng đất của người Kinh (Đại Việt) và người Tàu (Trung Hoa) khai phá thì mở mang kinh tế, phát triển gia lưu trên các nước Âu – Mỹ đã có tuyền bè vào buôn bán, ngày nay còn để lại nhưng đồng bạc Mehico (La piaster mexicaine) được đúc bằng kim loại thực chất cân nặng từ 27gr – 27,073 gr thành sắc từ 0,900 đến 0.0024. Đồng bạc dollar Mỹ cân nặng 27 gr215 thành sắc 0,900 tức bằng 24gr4935 bạc nguyên chất.
Những đồng bạc này có thể theo các thương thuyền trực tiếp vào các cảng ở Bà Rịa – Bến Nghé để trao đổi với thương nhân trên đát Gia định cũ, nhưng cũng có thể vào khác của biển khác như Tư Hiền (Thừa Thiên), Hội An (Quảng Nam), Qui Nhơn để mua bán rồi theo quân dân mang theo vào Nam khi phá.