Vài nét tổng quát tiền tệ 300 năm Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh (Phần 2)

08/06/2017
    Bài viết liên quan: Vài nét tổng quát tiền tệ 300 năm Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh (Phần 1)

 

     Về mặt kinh tế thời kỳ đầu từ 1698 đến 1770 khi Lễ Thành Nguyễn Hữa Cảnh còn sống bên trong thì di dân khai hoang mở cõi, dân chúng an cư, bên ngoài thì dàn xếp biên cương ổn thỏa, cuộc sống thịnh vượng, chắc rằng đông tiền lúc đó được lưu thông ổn định, như được ca tụng trong bài phú cổ truyền khẩu:

“Phủ Gia Định nhà đủ người no chốn chốn,

 Xứ Sài Công phố vui đường rộng nơi nơi.”

     Sau khi vua Quang Trung mất năm 1792. Lực lượng Tây Sơn suy yếu hẳn. Nguyễn Ánh thắng trận, thống nhất sơn hà kên ngôi Hoàng đế dựng lập triều đại nhà Nguyễn từ tháng 5 năm Nhâm Tuất (1802) đến năm 1945

     Nhưng triều Nguyễn tồn tại với tư cách của một vương triều độc lập từ 1802-1884. Giao đoạn từ 1802 – 1945 là thời kỳ bị thực dân pháp xâm lược đô hộ.

     Trên thực tế, nền kinh tế và tiền tệ nước ta đã xảy ra nhiều biến cố hỗn loạn từ ngày 01/09/1858 khi tiếng súng xâm lược của thực dan Pháp nổ ra tại vịnh Đà Nẵng và tiếp đó đánh chiếm hải cảng Sài Gòn ngày 18/02/1859. Đến năm 1867, toàn bộ địa phận phía Nam đã bị thực dân Pháp thôn tính hoàn toàn.

     Từ đầu năm 1875, Ngân Hàng Đông Dương đã xuất hiện và cũng từ đây bắt đầu xảy ra mọi biến đổi với Đông Dương như H.Tirard đã viết trong cuốn nghiên cứu nhà băng Đông Dương xuất bản năm 1935.

     Các đồng bạc do thực dân Pháp đưa vào ngự trị trên dòng lưu thông tiền tệ ở Việt Nam như đồng bạc Mehico, dollar Mỹ, đồng franc Pháp và từ năm 1884 là đồng bạc Đông Dương.

 

Vài nét tổng quát tiền tệ 300 năm Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh (Phần 2)|T&T Numis

Hình ảnh: Đồng bạc Đông Dương 1885

 

      Với một số lượng ít hơn còn có đồng tiền của Tây Ban nha, Hà Lan, Hồng Kông, Anh và Nhật Bản.

     Các đồng tiền đồng, tiền kẽm của triều Nguyễn cùng song song lưu thông nhưng được coi như là bạc lẻ để sử dụng trong thị trường nội địa.

     Sau năm 1945 – Cách Mạng Tháng 8 thành công, những ngày đầu tiên của Cách mạng gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế - tài chính tiền tệ, nạn lạm phát của thời kỳ Nhật chiếm đóng tăng cao trầm trọng. Năm 1945, chỉ số giá sinh hoạt của tầng lớp công nhân ở Sài Gòn so với năm 1939 tăng 460%.

     Mặt khác, sau khi giành chính quyền, do chúng ta không chiếm được Ngân Hàng Đông Dương nên thực dân Pháp đã gây cho ta khá nhiều rắc rối như chỉ giao cho ta loại giấy bạc 100đ kiểu mới để sau đó lợi dụng tung thêm ra thị trường một khối lượng lớn làm ta không thể kiểm soát được. Hoặc như ngày 17/11/1945, Cao ủy Pháp ở Sài Gòn là D’AWngenlieux tuyên bố vô giá trị tất cả các giấy bạc 500đ in tại nhà in IDEO (Hà Nội) lấy cớ rằng loại giấy bạc này do chính quyền thân Nhật phát hành. Cho đến ngày 23/09/1945 là ngày thực dân Pháp quay trở lại xâm lăng Nam Bộ - cuộc đấu tranh tiền tệ giữa chính quyền cách amngj và chính quyền Sài Gòn cũ (thuộc Pháp, thuộc mỹ) bắt đầu từ đây kéo dài cho đến năm 1975 chia ra làm 2 giai đoạn rõ rệt: giai đoạn 1945 – 1954 và giai đoạn sau khi hiệp định Geneve được ký kết cho đến ngày thống nhất nước nhà (1954 – 1975)

Đồng bào, chiến sĩ trong vùng kháng chiến vừa tiêu các loại tiền của cách mạng vừa tiêu tiền của Ngân Hàng Đông Dương, Ngân Hàng Sài Gòn kể cả dollar Mỹ và tiền Riel Campuchia.

Sau ngày 30/04/1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, để đảm bảo sinh hoạt bình thường cho nhân dân, tháng 09/1975, hệ thống tiền tệ của chính quyền cách mạng được phát hành thay thế tiền của chính quyền Sài Gòn cũ. Tỷ lệ thu đổi 1 đồng tiền giái phóng bằng 500 đồng tiền Sài Gòn. Cuộc thu đổi đã quét sạch 200 tỷ đồng Sì Gòn đang ở mức lạm phát cao tạo điều kiện cho công cuộc thống nhất tiền tệ năm 1978.

Ngày 15/04/1978, Chính phủ ra quyết định thống nhất tiền tệ, Ngân Hàng Nhà Nước được phát hành hệ thống tiền tệ mới để thu hổi 2 hệ thống tiền tệ cũ đang lưu hành ở 2 miền Nam – Bắc.

Đến tháng 9/1985, để chuyển mạnh sang nền kinh tế có hạch toán, chính phủ cho phép Ngân Hàng Nhà Nước phát hành hệ thống tiền mới, thu hồi tiền cũ theo tỷ giá: 1 đồng tiền mới = 10 đồng tiền cũ. Hệ thống tiền tệ này có diện ngạch mở rộng từ 5 hào đến 5000 đồng.

Từ Đại hội VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam, công cuộc đổi mới toàn diện được đẩy mạnh, đã hạn chế mức lạm phát, dần dần giữ được giá trị của đồng tiền, góp phần phát triển kinh tế - xã hội – văn hóa đem lại phồn vinh cho đất nước nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

 

-  Nguyễn Thanh Châu  -

Share :