Tiền tệ Việt Nam thời Pháp thuộc (Phần 1)

08/06/2017
  Bài liên quanTiền tệ Việt Nam thời Pháp thuộc (Phần 2)
                        Tiền tệ Việt Nam thời Pháp thuộc (Phần 3)

      Sau khi chiếm Nam Kỳ, Quốc Hội Pháp ban hành Đạo luật ngày 24/6/1874, quy định sự phát triển các Ngân hàng thuộc địa.

     Ngày 21/01/1875, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh thành lập “Ngân hàng Đông Dương” (Banque de L’Indochine), có trụ sở Trung ương đặt tại Paris (Pháp) với các chi nhánh đặt tại các thuộc địa. Ngân hàng được độc quyền phát hành tiền tệ trong thời hạn 45 năm ( từ 21/01/1875 đến năm 1920). Sau đó lưỡng viện Quốc hội Pháp cho tăng đặc quyền của Ngân hàng thêm 25 năm nữa. Cũng trong đạo luật năm 1875,  bắt đầu phát hành một loại tiền tệ vừa cho xứ Nam Kỳ (Cochinchine Francaise) vừa cho các xứ ở vùng đất Ấn Đội thuộc Pháp (Inde Francaise).

     Do đó, đồng piastre de commerce – Cochinchine bằng bạc, titer (chuẩn độ) 0.900, nặng 27,2156 gr, phát hành năm 1879 và 1885 với hệ thống tiền lẻ 10 cent – 20 cent – 50 cent bằng bạc mà trọng lượng tỷ lệ theo đồng Piastre. Ngoài ra, còn có các loại xu bằng đồng điếu (xu bản) 1 cent và 1/5 cent (đồng xu này còn được gọi là đồng Two – sapeque).

    *  Đồng “Piastre de Commerce – Indichine

     Sắc lệnh ngày 20/0/1880, Bộ Tài Chính Pháp nới rộng đặc quyền phát hành của NHĐD lan khắp toàn quốc Việt Nam, Cambodge, Nouvelle Caledonie,…sau khi triều đình Huế ký hòa ước Patenotre với Pháp năm 1884, thì cuối năm 1885. Bộ Tài Chính Pháp cho đúc đập một số lượng 400.000 đồng bạc cho NHĐD và 50.000 đồng cho Bộ thuộc địa.

     Đồng “Piastre de Commerce – Indichine” ra đời mặt trước đúc ấn hình bà Marianne (biểu tượng tự do của nền Cộng hòa Pháp, phía trên có hàng chữ Republique Francise, phía dưới ghi năm đúc. Dân chúng thời đó gọi là :bạc bà Đầm”. Mặt sau, ở giữa có dòng chữ “Piastre de Commerce” dưới ký hiệu chữ A (tức đúc tại Paris). Dòng chữ bao quanh ở ngoài “Indochine Francaise” – Titre 0.900 – Poids 27,215 gr.

     Đồng “Piastre de Commerce – Indichine” này bắt đầu đúc cuối năm 1885 đến 1895. Cuối năm 1895 chuẩn đúc tiếp với phân lượng giảm sút còn 27 gr. Phân lượng này kéo dài đến năm 1928. Riêng đồng 1890, vừa phát hành đã bị thu hồi, hiện nay rất hiếm.

     

+) Loại 20 cents: từ năm 1885 – 1895 – Titre 0,900, phân lượng 5,443gr. Cuối năm 1895 – 1897, đồng 20 cents vừa giảm phân lượng, vừa giảm sút chất bạc – Titre 0,835 và phân lượng 5,400 gr. Những năm về sau phân lượng không đổi nhưng phẩm chất bạc lại kém dần. từ năm 1921 – 1930, chuẩn độ ( titre) chỉ còn 0,680. Đến năm 1937, đồng 20 cents sau cùng với phân lượng như cũ.

+) Loại 10 cents:  chuẩn độ giảm dần như đồng 20 cents với phân lượng biến đổi theo tỷ lệ ½ đồng 20 cents.

Ngoài ra, có loại 1 cent bằng đồng điếu. Từ năm 1885 – 1895 là đồng xu cái hay còn gọi là xu bản. Đến năm 1896, được chuẩn đúc lại với phân lượng giảm sút, có lỗ trò ở giữa, rồi đến đồng xu mỏng hơn (1908-1939)

Share :