-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
09/06/2017
Bài liên quan: Tiền tệ trong dân gian ở đất Gia Định xưa (Phần 2)
Đây là tiền, hiểu theo nghĩa thông thường là “Đồng tiền thông dụng để mua bán” (Tự vị Huỳnh Tịnh Của). Thời xưa tiền đúc bằng đồng, có giá trị tốt hơn tiền kẽm, có lẽ vì vậy nên mãi đến nay ta vẫn gọi Đồng (đồng bạc) vì thói quen.
Thời phong kiến, vua còn ban thưởng những loại “tiền” vô cùng quý giá cho các vị công thần (không có lỗ chính giữa, gọi kim tiền, ngân tiền) một kiểu huân chương có thứ nặng gần 1 lượng.
Người Việt đã dùng tiền này từ lâu và đã dùng tiền giấy để thử nghiệm (thời Hồ Quý Ly) các chúa Nguyễn (trước Nguyễn Hữu Cảnh) đã dùng tiền để mua bán nhưng thuế đất vẫn chú trọng thu bằng hiện vật (lúa). Phải chăng vì muốn được “chắc ăn”, phòng khi đói kém, có tiền mua gạo không ra. Chúa Nguyễn, nối chí Nguyễn Kim, trên danh nghĩa, vì vậy mà vẫn suy tôn nhà Lê, dòng vua chính thống từ lâu đời. Do đó, các chúa Nguyễn không đúc tiền riêng, nhưng đã là kinh tế hàng hóa, ở mức độ thấp vẫn phải dùng tiền.
Đọc Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn, ta thấy các chúa đã linh động mua tiền cổ bên Trung Hoa không còn tiêu dùng, sẵn có niên hiệu Tường Phù, Thuần Hóa đem ra tiêu xài, rồi phỏng theo dáng ấy mà đúc lại, phỏng theo nét cũ của tiền Trung Hoa nhưng mỏng hơn, lại cho người đến đảo Ma-Cao (Áo Môn – bấy giờ người Bồ Đào Nha đang khai thác) để mua loại kẽm đặc biệt đem về đúc tiền. họ Mạc ở Hà Tiên, được chút út quyền tại thị trấn của mình cũng đúc ra liên tục nhiều loại tiền.
Vì nhu cầu thị trường của nội điạ và giao thương với nước ngoài, các |Chúa Nguyễn đã linh động giải quyết nhanh, có kiểm soát. Trở lại vấn đề hơi hóc búa: Lúc Tây Sơn và Nguyễn Ánh tranh chấp ở đất Gia Định vào những năm cuối thế kỉ 18, ở đây đã dùng loại tiền nào? Nay ở các hiệu tư nhân bán đồ cổ, ta gặp khá nhiều đồng tiền kẽm với niên hiệu đời Đường, đời Tống bên Trung Hoa, tính lại xưa hơn ngàn năm nhưng chưa chắc bên Trung Hoa còn bảo quản! Nên hiểu đa số vẫn là tiền đúc mà các chúa Nguyễn đã mô phỏng., tạm dùng vì chưa được là triều đại chính thống. Tại những vũng tranh chấp giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh, ở đồng bằng sông Cửu Long (xưa gọi đất Ba Giồng, Tam phụ), khi rút lui nhanh, tránh truy kích, ta gặp nhiều loại tiền này.
Ở Gà Tiên, họ Mạc đã đúc tiền kẽm, đa số ghi niên hiệu Thái Bình nhưng ít ai chú ý sưu tầm. Cũng ở Hà Tiên, phía hon Chông, gần hòn Phụ Tử, còn Hang Tiền, hiểu là nơi sau này phát triển nhiều tiền kẽm đóng lại thành khối. Và ở Sóc Trăng còn địa danh rạch Trường Tiền, có thể hiểu là nơi Nguyễn Ánh đã bố trí dạng xưởng nhỏ “dã chiến” để đúc tiền xài tạm bợ lúc chiến tranh dai dẳng, từ bên Xiêm về, tiền bạc không có lập tức để tiêu xài.
300 năm Sài Gòn dính líu hữu cơ với sự phát triển của cảng biển nay là Hội An. Có thể nói không sai cho lắm: Hội An là tiền thân của cảng Sài Gòn, nơi đã có những loại tiền phương Đông và phương Tây, với giá trị không rõ rệt. Thật ra từ xưa người phương Đông vẫn thích “vàng thoi, vàng nén”.
Sài Gòn mặc nhiên chịu ảnh hưởng thương mại, với tiền tệ giống như Phú Xuân và Hội An. Nhưng đến cuối thế kỷ 19, thực dân Pháp đánh chiếm Sài Gòn rồi cả Nam Kỳ, Sài Gòn bị tách ra khỏi nước Việt Nam. Cảng Hội An còn đó, kém trù mật trong khi Sài Gòn trở nên phồn thịnh. Với chính sách “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”, các đô đốc hải quân Pháp đã mở cảng rất sớm, một cảng Quốc tế với thủ tục thuế khóa đã áp dụng cho Châu Âu ngay khi tướng Nguyễn Tri Phương đang mở rộng phạm vi của thành Chí Hòa (Phú Thọ).
Từ trước đồng bạc của Mehico do Tây Ban Nha khống chế đã phổ biến cùng với sự hiện diện của quân đội Tây Ban Nha (liên quân của Pháp). Tiền này khá nặng, trong thực tế có giá trị cụ thể so với tiền kẽm được ưa thích.
“Anh ham chi đồng bạc con cò
Bỏ cha bỏ mẹ theo phò Lang Sa”