Tiền tệ trong dân gian ở đất Gia Định xưa (Phần 2)

09/06/2017
Bài liên quanTiền tệ trong dân gian ở đất Gia Định xưa (Phần 1)

     Trên thị trường, đồng bạc con cò (thật ra là Con Ó) không có đơn vị nhỏ, muốn mua sắm lặt vặt phải chặt ra làm tư, làm tám. Tuy cắt ra nhưng quả thật bằng bạc với tỷ lệ cao, túng cùng có thể cắt ra làm đồ trang sức.

     Người Pháp nắm ưu thế với đồng Franc. Vì tiền kẽm còn thông dụng trong dân gian, thực dân tạm quy định 1 đồng Franc của Pháp tương đương với một quan (600 đồng tiền kẽm) vì vậy gọi là quan (Tiếng Việt). Pháp đem qua Sài Gòn đồng quan bằng vàng, ít tiêu dùng. Bấy giờ, trong dân gian đồn đãi rằng khi ra trận, hoặc khi càn quét nghĩa quân, giặc đem đồng Franc hoặc đồng bạc Mehico (đã cắt ra) mà rải trên đường đi, vì tham lam, nhiều người xúm nhau lượm, lăm skhi chúng rải trong bụi rậm, phải mất nhiều thì giờ để tìm, vì vậy mà giặc thắng dễ dàng.

     Để tiết kiệm tiền bạc, Pháp nghĩ ra biện pháp độc: dùng thuốc phiện để đổi lúa gạo khi xuất khẩu. Giới mại bản đầu cơ người Hoa nắm cơ hội này. Bấy giờ vì thị trường tự do, cảng mở tự do nên tiền bạc nước ngoài lưu hành dễ dàng ở Sài Gòn. Thí dụ đồng tiền gọi Lá Bài “từ Hương Cảng” (đã là nhượng địa cho Anh), lại còn đồng Ru-pi (roupie), dân gian gọi dông dài là “cà ru-pi” từ Ấn Độ. Đồng dollar Mỹ xuất hiện, nhưng trong dân gian gần như không ai biết, cũng như đồng bảng Anh chưa được nghe trong dân gian.

     Theo cơ chế của thực dân ở Sài Gòn, người nước ngoài kể luôn Hoa kiều, Ấn kiều được quyền đem các loại tiền mình thích khi trở về quê quán. Ở Sài Gòn, theo đường Đồng Khởi ngày nay, nơi người nước ngoài lui tới, nhiều người Ấn kiều (phần lớn mang quốc tịch Pháp) sống khám phá với nghề đổi tiền nước ngoài ra loại tiền khác, hoặc đổi ra tiền Đông Dương.

     Lương bổng của công chức Việt hạng sang tuy là bạc chục (đôi ba lạng vàng) nhưng là tiền bằng bạc trắng, gẩm lại không chắc ăn bằng vàng. Nhớ lại thời xưa, nhiều vị điền chủ đi ra tỉnh để vay bạc của giới mại bản phải đem theo một tay thân tín để vác tiền, đựng trong cái bao. “Tôi cho anh vay 20 đồng bạc trắng”, hiểu theo nghĩa đồng bạc thứ thiệt, không phải bạc giấy.

     Sau năm 1930, thay bản vị từ bạc ra vàng (ngân hàng Đông Dương) nhưng trong thực tế, chưa thấy ai đem “giấy một đồng vàng” đến ngân hàng đổi lấy vàng được. Giới trung nông, phú nông thậm chí lớp nghèo thành thị hồi trước 1940 vẫn chưa hiểu rằng đồng bạc nếu chon lâu ngày sẽ giảm giá. Thuở ấy, một người dân lao động, mà mang theo tấm giấy 20 (gọi giấy hoản, vingt) hoặc xăn (cent: trăm đồng với hình cái bộ lư) thì bị bắt. Chỉ có kẻ trộm cướp mới có số tiền lớn như thế.

Share :