-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
13/06/2017
Bài liên quan: Tiền tệ thời Nguyễn (Phần 1)
Tiền tệ thời Nguyễn (Phần 2)
Tiền tệ thời Nguyễn (Phần 3)
Trước kia ở Gia Định có Sở đúc tiền để đúc tiền “Gia Hưng thông bảo”. Nhưng từ khi thống nhất đất nước, công việc đúc tiền được giao cả cho Cục đúc tiền ở Bắc thành, nên sở đúc tiền Gia Định không còn làm nhiệm vụ ấy nữa. Tuy nhiên sở trường đúc vẫn được duy trì.
Tháng 6 năm Giáp Thân (1824) Minh Mạng thứ 5, nhà nước cho đưa 6 đỉnh bạc kiểu mới vào Gia Định để theo kiểu mà đúc, gồm loại 1 lạng, loại 4 đồng cân, loại 3 đồng cân, loại 2 đồng cân và loại 1 đồng cân. Qua đoạn tài liệu này, chúng ta được biết triều đình Phú Xuân cho phép quan thành thần Gia Định được đúc các đỉnh bạc và phiến bạc cho chính quyền và dân chúng địa phương xử dụng. Còn tiền thì sao? Đều được chở từ kinh đô vào, nhiều ít tùy theo nhu cầu mỗi lúc.
Chẳng hạn như tháng 6 năm Canh Thin (1820) Minh Mạng nguyên niên, triều đình sai Đào Văn Lương chở 200.000 đồng tiền ở kho đến kinh thành Gia Định. Tháng 2 năm Giáp Thân (1824) Minh Mạng thứ 5, lại chở 200.000 quan tiền từ kho đến Gia Định. Đến tháng 6 cùng năm, lại chở 750.000 quan tiền từ khi kinh vào các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Gia Định chia ra như sau: Quảng Ngãi, Bình Định mỗi tỉnh 100.000 quan. Phú Yên, Bình Hòa (Khánh Hòa) mỗi tỉnh 50.000 quan, Gia Định 450.000 quan. Tháng 10 năm Thiệu Trị thứ 2 (1842) do đường thủy chở vào 10 vạn quan.
Trên đây là lược kê những lần chở tiền từ kho kinh đô Phú Xuân vào chứa ở kho Gia Định mà sử sách có ghi chép. Chẳng lẽ suốt trên 50 năm từ ngày Gia Long lên ngôi cho đến ngày quân Pháp chiếm Gia Định, chỉ có bấy nhiêu lần chở tiền vào cho Nam Kỳ lục tỉnh? Nếu có nhiều chuyến hơn nữa thì do các nhà chép sử bỏ sót không ghi. Nếu chỉ có bấy nhiêu lần thôi thì chứng tỏ nền kinh tế tài chính của các tỉnh Nam Bộ thời các vua Nguyễn đã phong phú lắm rồi. số sưu thuế dân chúng đóng góp đã đủ chi dùng trong hạt, nói theo lối ngày nay thì địa phương Nam bộ đã thăng bằng được ngân sách.
Nói như thế không quá đáng, vì có lần đã chở tiền đi ngược lại lại từ Gia Định tới Phú Xuân. Đó là vào tháng 3 năm Canh Ngọ (1810) Gia Long thứ 9, có lệnh cho một số tỉnh chuyển tiền kho về kinh, trong đó Gia Định phải chở 10 vạn quan. Lại nữa, khi Lê Văn Khôi khởi loạn ở thành Phiên An thì trong thành có 69 vạn quan tiền kẽm, hơn 300 quan tiền đồng hạng lớn và hơn 15.000 lạng bạc. Một tài liệu khác cho biết trong thành vào cuối năm 1833 còn: 604.48 quan, bạc 1.428 thoi và 265 đỉnh.
Sau khi người Pháp thiết lập chính quyền thực dân trên dất Gia Định, họ vẫn công nhận và cho lưu hành trong dân chúng loại tiền của ta bằng đồng hay bằng kẽm, theo một tỷ giá hối đoái do họ định. Giá hối đoái bấy giờ giữa đồng bạc con cò của Mehico và đồng quan Pháp là một đồng con cò ăn 5,37 Francs trong phạm vi quân đội Pháp, 5.56 Francs tại thị trường Singapore và 6.25 Francs tại thị trường Hồng Kông. Theo một tài liệu khác, giá hối đoái chính thức năm 1865 là một đồng bạc con cò ăn 5 Francs. Còn đồng tiền của ta cứ một quan tức 600 đồng tiền được người Pháp trị giá ngang với một đồng Franc của họ. Lúc đầu người Pháp cho dân chúng nạp thuế cho chính quyền thuộc địa bằng đồng tiền của ta theo giá trị trên đây. Đến khi có đồng bạc Đông Dương ngân hàng lưu hành nhiều trong dân chúng, chính quyền thực dân mới không cho dùng tiền ta nữa.
Riêng tại miền Trung và miền Bắc, tiền đồng và tiền kẽm của nhà Nguyễn vẫn được tiêu dùng song song với đồng bạc ngân hàng Đông Dương. Sau cách mạng tháng 8, đồng tiền đó vẫn được tiếp tục sử dụng cho đến năm 1949 thì có lệnh của Chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng Hòa hủy bỏ hoàn toàn. Việc tiêu dùng trong dân chúng được áp dụng thống nhất các loại bạc giấy của bộ Tài chính.
Tóm lại, tiền ở xứ Đàng Trong đã có lúc bằng đồng hay bằng kém từ các chúa Nguyễn, sau khi cắt đứt liên lạc với Bắc Hà. Nhưng bấy giờ, về danh nghĩa các chúa nguyễn vẫn giữ vị thế phiên thần của nhà Lê, vân xdungf niên hiệu vua nhà Lê trên giấy tờ, nên tiền họ đúc ra vẫn chưa có niên hiệu riêng. Chỉ từ năm Bính Thìn (1796), chúa Nguyễn Ánh cho lập sở đúc tiền ở Gia Định, đồng tiền mới mang hiệu Gia Hưng thông bảo. Và từ năm Quý Hợi (1803) đến năm 1945, các đời nhà vua Nguyễn đều có đúc tiền, mang niên hiệu của từng vị vua như Gia Long thông bảo, Minh Mạng thông bảo, Thiệu Trị thông bảo, Tự Đức thông bảo, Thành Thái thông bảo, Duy Tân thông bảo, Khải Định thông bảo, Bảo Đại thông bảo.
Với vai trò lịch sử khiêm tốn của mình, chỉ được công dụng trong xứ, trong nước, đồng tiền của nhà Nguyễn trong một thời gian dài trên 300 năm, đã góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế, giao lưu hàng hóa, cải thiện đời sống nhân dân.
- Nguyễn Đình Tư -