-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
09/06/2017
Bài liên quan: Tiền tệ thời kỳ Ngân hàng Đông Dương (Phần 2)
Nếu lấy năm 1698, năm Nguyễn Hữu Cảnh lập huyện Tân Bình thuộc phủ Gia Định làm khởi điểm để nghiên cứu, thì khi ấy trên nước ta mới chỉ phổ biến sử dụng tiền kim loại. Vào cuối thế kỷ XV, Hồ Quý Ly có cho lưu hành tiền giấy,nhưng vì lý do quân sự (thu đổi tiền bằng đồng để đúc vũ khí) chứ không phải lý do kinh tế, nên đã sớm bị đào thải ngay sau khi nhà Hồ chấm dứt.
Khi ấy có 2 loại tiền kim loại với 2 mục tiêu sử dụng khác nhau: tiền đúc bằng các kim loại rẻ tiền như đồng, chì, thiếc, kẽm có mục tiêu trung gian trao đổi nên thường có lỗ ở giữa để tiện xâu thành chuỗi, quấn quanh bụng đem đi mua bán. Loại thứ hai là quý kim (vàng, bạc) dùng vào mục tiêu tích lũy nên không cần có lỗ.
Vào thế kỷ XVIII, sau cuộc Cách mạng công nghiệp, nền sản xuất công nghiệp của Châu Âu tăng lên rất mạnh, các nước này có như cầu đi tìm thuộc địa. Vì thuộc địa vừa là nơi cung cấp nguyên liệu vừa là thị trường tiêu thụ hàng hóa của công nghiệp.
Mục tiêu lúc đầu là kinh tế (buôn bán), sau mới chuyển qua chính trị (đô hộ). Dần dần với các hòa ước 1862, 1874, 1884, chủ quyền của chúng ta bị mất dần về tay người Pháp.
Quyền phát hành tiền tệ là một phần của chủ quyền chính trị, nên khi người Pháp đô hộ chúng ta, họ sẽ nắm quyền phát hành tiền tệ. Đó là nguyên nhân thành lập NHĐD. Khi ấy, đồng bạc Mễ Tây Cơ được sử dụng trong ngoại thương và các hải cảng.
v NGÂN HÀNG ĐÔNG DƯƠNG
NHĐD được thành lập ở Paris năm 1975, được độc quyền phát hành tiền giấy tại Nam Kỳ và thuộc địa Pháp ở Ấn Độ, với điều kiện tổng số tiền giấy lưu hành không được vượt quá 3 lần tổng số trữ kim bằng tiền kim loại ở NHĐD. Vì khi ấy là tiền giấy khả hoán, nghĩa là người dân có quyền mang tiền giấy tới NHĐD đổi lấy tiền kim loại. Đến năm 1880, phạm vi lưu hành tiền giấy của NHĐD được mở ra tới Trung Kỳ, Bắc Kỳ và Tân Caledonie. Khi Pháp chiếm được Lào thì đồng bạc Đông Dương được lưu hành cả ở Lào.
NHĐD đã chọn bản vị bạc (1 quan = 1/200 kg bạc) vì khi ấy Đông Dương chủ yếu buôn bán với Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ - là những nước sử dụng đồng tiền bằng bạc. Danh từ “Đồng bạc” có từ đấy, thay cho tiền đồng trước kia. Từ 1906, đồng bạc Mễ Tây Cơ bị cấm lưu hành ở Đông Dương.
Vì chọn bạc làm bản vị (ngân bản vị), nên giá trị đối ngoại của đồng bạc Đông Dương nay bị đổi theo giá bạc trên thế giới, mà giá bạc lại không ổn định. Nên đến năm 1930, đồng tiền của NHĐD tương đương khoảng 0,7 gr vàng. Đúng ra khi ấy, tiền giấy lưu hành đã ghi là “một đồng vàng”, nhưng do thói quen người ta vẫn gọi là 1 đồng bạc. Để rồi đến hôm nay. Nó biến thành Một Đồng – đơn vị tiền tệ của chúng ta.
Khi chuyển qua kim loại bản vị, hối suất tương đối ổn định hơn nhưng số vàng mà NHĐD dự trữ lại không đáp ứng đủ 1/3 số tiền giấy lưu hành, nên Nhà nước phải quy định mức đổi tiền từ tiền giấy ra vàng tối tiểu phải là 80.000 đồng, nên có thể nói rằng, NHĐD đã chuyển qua chế độ kim khối bản vị.
Từ năm 1936, người Pháp lại qui định lại 1 đồng tiền NHĐD tương đương 10 quan Pháp. Nghĩa là chuyển từ kim khối bản vị sang ngoại tệ bản vị. Từ đó giá trị đối ngoại của NHĐD thay đổi tuy theo giá trị của đòng quan Pháp. Khi ấy, tiền giấy được phổ biến rộng rãi, tiền kim loại chỉ được dùng làm tiền lẻ (hào, xu).