Tiền tệ thời kỳ Ngân hàng Đông Dương (Phần 2)

09/06/2017
Bài liên quan: Tiền tệ thời kỳ Ngân hàng Đông Dương (Phần 1)

 

     Đến năm 1939, Pháp bị lôi cuốn vào cuộc Thế Chiến II, kinh tế khó khăn, Pháp bỏ luôn chế độ chuyển hoán (tiền giấy không đổi ra được tiền vàng nữa). Đến năm 1945, số lượng tiền giấy lưu hành tăng gấp 10 lần so với năm 1930. Quan hệ đối ngoại chủ yếu với Nhật.

     Thế chiến II chấm dứt, Nhật thu trận, Pháp trở lại Việt Nam, NHĐD ấn định lại giá đồng tiền với hối suất 1 đồng = 17 quan. Vì Pháp bị tàn phá do chiến tranh nhiều hơn là ở Đông Dương nên đồng tiền Pháp bị mất giá trị nhiều hơn.

     Mặt khác, sau khi tuyên bố độc lập năm 1945, Bộ Tài Chính của chúng ta đã cho lưu hành đồng tiền Việt Nam song hành với đồng bạc của NHĐD. Cũng từ sau Thế Chiến II, phong trào đòi độc lập của các thuộc địa đã nổi lên mạnh mẽ. Nhiều đế quốc đã phải trao trả độc lập cho các thuộc địa, nguồi Pháp cũng giảm bớt sự thống trị về mặt tiền tệ. Năm 1948, quyền phát hành tiền giấy của NHĐD bị thu hồi. Đến năm 1952, với Hội nghị 4 bên tại Pau (Pháp), Viện Phát Hành các quốc gia liên kết được tahnfh lập và được trao độc quyền phát hành tiền tệ taji3 quốc gia: Việt, Mên (Kampuchia) và Lào. Hối suất được ấn định lại là 1 đồng =  10 quan Pháp.

 

 SAU NGÂN HÀNG ĐÔNG DƯƠNG

 Viện Phát Hành Các Quốc Gia Liên Kết có những đặc điểm sau:

- Phát hành 3 đồng tiền khác nhau cho mỗi quốc gia, nhưng mỗi đồng tiền lại có hiệu lực thanh toán trên cả 3 quốc gia.

- Tiền được bảo đảm bằng vàng, đồng quan Pháp và các ngoại tệ khác. Đồng quan Pháp phải ký gửi tại Ngân khố Pháp.

- Hình thức là thỏa hiệp, thực chất là sự chi phối của Pháp, đặc biệt là về hối đoái: Viện hối đoái Đông Dương là một chi nhánh của Viện hối đoái Pháp.

Sau khi Pháp thu trận ở Điện Biên Phủ (7/1954) và chuẩn bị việc rút khỏi Việt Nam. Từ 8/1954, các quốc gia Đông Dương đã họp bàn về việc giải tán Viện Phát Hành. Đến 12/1954 thì thỏa thuận được ký kết: từ năm 1955, mỗi quố cgia có một Ngân hàng phát hành đồng tiền riêng cho nước mình. Tuy nhiên, đồng bạc Đông Dương vẫn được tiếp tục lưu hành trên lãnh thổ 3 quốc gia cho tới tháng 10/1955, để tránh xáo trộn.

 

KẾT LUẬN: CHỦ QUYỀN TIỀN TỆ:

     Về mặt Quốc tế Công Pháp, chúng ta có khái niệm chủ quyền quốc gia. Về mặt tiền tệ, chủ quyền quốc gia được thể hiện bằng chủ quyền tiền tệ. Đối nội, chủ quyền tiền tệ là quyền phát hành tiền tệ hay là quyền cấm 1 ngoại tệ mạnh khác lưu hành trên lãnh thổ. Đối ngoại chủ quyền tiền tệ là quyền đưa ra chính sách hối đoái và ấn định hối suất.

     Vậy NHĐD là một điển hình của thời kỳ chúng ta mất độc lập. Người Pháp đô hệ về mặt chính trị nên cũng nắm luôn chủ quyền tiền tệ. Có thể nói, Ngân hàng Đông Dương là một công cụ để người Pháp thể hiện chủ quyền tiền tệ của nước Pháp trên đất nước Việt Nam.

     Nhưng NHĐD chỉ hạn chế ảnh hưởng trong phạm vi lãnh thổ bị Pháp chiếm đóng. Tại miền Bắc, sau khi tuyên bố độc lập (1945), chúng ta đã phát hành tiền Tài chính và đến năm 1951 thì thành lập Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam phát hành tiền Ngân hàng và thực hiện mọi chính sách tiền tệ khác.

 

- Lương Hữu Định -

 

Share :