-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
12/06/2017
Bài liên quan: Tiền tệ Cách Mạng những ngày đầu giải phóng Sài Gòn (tháng 9/1975) (Phần 1)
Kết quả ta đã phát hành số tiền mới xấp xỉ bắng 70% tổng số tiền Sài Gòn cũ đã thu về và tổng số tiền Sài Gòn cũ thu về so với số tiền đã phát hành theo số liệu của Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam (thuộc chính quyền Sài Gòn cũ) thấp hơn khoảng 20% do các nhà tư sản mại bản và những kẻ chống đối cách mạng không kê khai, sợ lộ tung tích và trong đó tất yếu có 1 phần tiền do đã hư hỏng, tiêu hao trong quá trình lưu thông.
Như vậy, chính quyền cách mạng đã hạn chế được một bước nạn lạm phát giấy bạc của chính quyền Sài Gòn cũ.
Do hậu quả của 1 nền kinh tế - tiền tệ tập trung ở thành thị, số tiền Sài Gòn cũ ở TP.HCM đã thu về chiếm 44%tổng số tiền đã thu của cả miền Nam. Tại TP.HCM, ở nội thành chiếm 2/3 và vùng ngoại ô chiếm 1/3 khối lượng tiền. tiền trong tay dân chúng chiếm 2/3 và tiền trong quỹ các cơ quan, đoàn thể, đơn vị bộ đội chiếm 1/3. Bình quân chung toàn Miền Nam 1 hộ có 96.187đồng, một đầu người có 19.237đồng tiền Sài Gòn cũ. Riêng TP.HCM bình quân 1 hộ có 276.558 đồng, mội đầu người có 49.312 đồng tiền Sài Gòn cũ.
Ở TP.HCM có khoảng 26,6% hộ đổi tiền dưới 100.000 đồng, 70% hộ có tiền từ 100.000 đồng đến 1 triệu đồng tiền Sài Gòn cũ, 32% hộ có tiền từ 1 – 5 triệu đồng và theo cac thắng lợi về chính trị, quân sự. Thống đốc Ngân hàng Quốc gia của chính phủ cách mạng lâm thời Miền Nam Việt Nam, ông Trần Dương, đã trình chính phủ cách quản lý kinh tế, tài chính và tiền tệ tạo điều kiện củng cố lưu thông tiền tệ và sức mua của đồng tiền mới phát hành:
- Đẩy mạnh sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế và thực hành tiết kiệm, phát huy thế mạnh về nông nghiệp, chăn nuôi, nghề cá, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của từng địa phương.
Cụ thể ở TP.HCM, sử dụng đồng tiền ưu tiên phục vụ di dân ra vùng ven, có chính sách và kế hoạch giúp đỡ về vật tư, tài chính và tổ chức ổn định nhanh chóng các vùng khai hoang tập trung, xây dựng vùng kinh tế mới.
- Khẩn trương tổ chức và mở rộng mạng lưới hoạt động thương nghiệp quốc doanh và tập thể, đồng thời chú trọng hướng dẫn các tổ chức thương nghiệp tư nhân mở rộng việc giao lưu hàng hóa giữa thành thị, nông thôn và miền núi.
- Tập trung kịp thời các nguồn thu ngân sách, kiểm soát và tiết kiệm các khoản chi, thực hiện chế độ thống nhất quản lý tài chính của Nhà nước, không được sử dụng tiền phát hành để chi tiêu tài chính.
- Xây dựng và tăng cường hệ thống tổ chức Ngân hàng, triển khai đồng đều và cải tiến các mặt hoạt động nghiệp vụ, nhằm phát huy chức năng tín dụng, tiền tệ, thanh toán…phục vụ thúc đẩy sản xuất và quản lý kinh tế phù hợp với thực tiễn còn 5 thành phần kinh tế khác nhau.
- Tổ chức chỉ đạo thực hiện tập trung và thống nhất của Đảng, nâng cao năng lực quản lý của chính quyền các cấp, các ngành và quyền làm chủ thực sự của quần chúng.
Các biện pháp nêu trên cho những năm đầu giải phóng miền Nam đã có tác dụng tổ chức mở rộng mạng lưới Ngân hàng hoạt động rộng khắp ở nông thôn cũng như thành thị. Có mặt trên địa bàn tất cả các huyện và đào tạo hàng chục ngàn cán bộ tín dụng, nông nghiệp có mặt hầu hết các xã ở nông thôn để cho dân vay vốn sản xuất, tạo điều kiện để kinh tế 2 miền xích lại gần nhau và tiến đến thống nhất hệ thống tiền tệ ngân hàng trong cả nước.ngày 25/4/1978, chính phủ ra quyết định thống nhất tiền tệ. Ngân hàng nhà nước được phát hành hệ thống tiền tệ mới để thu đổi 2 hệ thống tiền cũ ở 2 miền Nam – Bắc. Từ đây, nước ta có một hệ thống tiền duy nhất lưu hành trong cả nước.