Tiền tệ Cách Mạng những ngày đầu giải phóng Sài Gòn (tháng 9/1975) (Phần 1)

12/06/2017
Bài liên quanTiền tệ Cách Mạng những ngày đầu giải phóng Sài Gòn (tháng 9/1975) (Phần 2)

     Sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam, chính quyền Sài Gòn cũ đã bị lật đổ, nhưng một công cụ hết sức quan trọng của chính quyền cũ vẫn còn tồn tại, đó là tiền tệ - giấy bạc ngân hàng quốc gia Việt Nam.

     Yêu cầu mới của công cuộc cách mạng đặt ra cho Chính Phủ Cách Mạng lâm thời Miền Nam Việt Nam phải sớm phát hành đồng tiền của Cách mạng ở  Miền Nam, thu đổi tiền “Chính quyền Sài Gòn” cũ.

     Chủ trương phát hành tiền mới phải đạt 3 mục đích yêu cầu chính là:

  1. Xây dựng nền tiền tệ độc lập tự chủ của ta, góp phần ổn định mọi hoạt động bình thường trong đời sống kinh tế - xã hội ở Miền Nam, tạo điều kiện thống nhất tiền tệ trong cả nước.
  2. Khắc phục một bược hậu quả của nạn lạm phát tiền do địch để lại, ngăn chặn bọn tay sai đế quốc, bọn tư sản mại bản dùng đồng tiền cũ phá hoại ta về kinh tế và chính trị.
  3. Tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng lưu thông hàng hóa, tăng cường quản lý các hoạt động thương nghiệp, góp phần cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nền kinh tế quốc dân.

     Thực ra đã từ lâu, đi đôi với những thắng lợi về quân sự và chính trị của quân và dân ta, việc chuẩn bị phát hành tiền của Cách Mạng đã được tiến hành chu đáo, tỉ mỉ như in tiền mới, tính toán khối lượng và loại bạc, lập kế hoạch vận chuyển tiền. và ngay sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, công việc chuẩn bị lại khẩn trương hơn và bao gồm đầy đủ các mặt như chính sách thu đổi, quy định mức đổi tiền, tổ chức bộ máy Ngân hàng, bộ máy thu đổi, phân phối tài liệu, phân phối vốn (tiền) cho các cơ sở, kế hoạch thời gian v.v…Tất cả mọi việc chuẩn bị đều phải đảm bảo tuyệt đối bí mật.

     Kế hoạch quyết định rạng sáng ngày 22/9/1975 tại thành phố Hồ Chí Minh cũng như tất cả các Tỉnh ở Nam Bộ và khu 5 bất ngờ công bố thông cáo đổi tiền của chính phủ Cách mạng lâm thời Miền Nam Việt Nam. Thời gian kê khai là nửa ngày. Thời gian thu đổi 3 ngày: 22-23-24 tháng 9/1975 phải hoàn tất. Mức thu đổi tối đa cho mỗi hộ là 100.000 đồng tiền sài gòn cũ, tỷ lệ thu đổi 1 đồng tiền cách mạng bằng 500 đồng tiền Sài Gòn cũ. Hệ thống tiền cách mạng có 8 loại bạc giấy (loại 50 đồng, 10 đồng, 5 đồng, 2 đồng, 1 đồng, 50 xu, 20 xu và 10 xu) và 3 loại đồng tiền kim loại (loại 5xu, 2 xu, và 1 xu). Loại 50 đồng tiền nhỏ Sài Gòn cũ không đổi, được tiếp tục lưu hành.

 

Tiền tệ Cách Mạng những ngày đầu giải phóng Sài Gòn (tháng 9/1975)

 

     Nhân dân hưởng ứng chính sách, thực hiện việc kê khai và đổi tên có trật tự, kỷ luật nhất là nhân dân lao động. Các anh chị em cán bộ, chiến sĩ, học sinh, sinh viên được huy động phục vụ công tác đổi tiền đã tỏ ra tích cực, tận tụy phục vụ nhân dân suốt ngày đêm. Có nhiều bàn đổi tiền, anh chị em làm việc quên cả ăn uống. Tại thành phố Hồ Chí Minh với 3,5 triệu dân tại chỗ, chưa lường được số khách vãng lai rất đông nên thời gian quy định cho kê khai không đảm bảo phải kéo dài thêm đến hết ngày 22/9/1975.

     Thời gian kê khai kéo dài, những người nhiều tiền biết được chủ trương, chính sách thu đổi đã có hành động phân tán tiền nhờ nhiều người đổi giúp, trả thù lao, hoa hồng. Việc phân tán tiền diễn ra dưới nhiều hình thức, có hộ phân tán số tiền lớn 5-10 triệu dồng, có loại phân tán nhỏ, một vài trăm ngàn đồng. Có nơi phân tán cho bà con, anh chị em trong họ hàng, gia đình. Có người phân tán vào quỹ của cơ quan, đơn vị bộ đội. nhưng rất nhiều nơi, cán bộ và nhân dân phát hiện, khôn gtham gia và báo cáo cho các cơ quan chức trách biết để xử lý.

     Một số người phản động tại Sài Gòn – Gia Định đã phá tổ chức đổi tiền như tung tiền “Ủy ban Trung Ương mặt trận giải phóng Miền Nam Việt Nam” trước đây đã cho lưu hành ở vùng kháng chiến để lừa bịp nhân dân, tung tiền Sài Gòn cũ ra mua hàng với bất kỳ giá nào. Ở khu V họ đã chặn xe cướp tiền nhưng đều bị đánh bại. Một vài nơi xúi giục nhân dân phản đối  nhưng do sức mạnh của chính nghĩa quá lớn nên các nỡi đó cũng chỉ hô được một khẩu hiệu duy nhất là: “Đả đảo làm chậm”.

Share :