Tiền xu Đông Dương tại Việt Nam

24/06/2017

     Từ thế kỷ 17 (thời Trịnh – Nguyễn Phân tranh) các thương thuyền của Châu Âu đã đến Việt Nam. Việc buôn bán diễn ra khá tấp nập và bắt đầu xuất hiện những đồng tiền ngoại thương đầu tiên tại Việt Nam để phục vụ cho việc trao đổi.

     Một số nước lớn đã phát hiện ra nguồn tài nguyên vô cùng phong phú và có dã tâm xâm chiếm hòng vơ vét của cải. Pháp đã làm điều đó, năm 1859 Pháp chiếm Sài Gòn, ngân hàng Đông Dương ra đời và người Pháp dần thay thế các đồng tiền thương mại bằng đồng xu Đông Dương tại Nam Kỳ (Cochinchine), Trung Kỳ (Annam), Bắc Kỳ (Tonkin), Cao Miên và Ai Lao.

ĐỒNG TIỀN THUỘC ĐỊA XỨ NAM KỲ (COCHINCHINE)

     Năm 1875, Pháp mang đồng 1 centieme từ “mẫu quốc” sang sở đúc tiền Ba Son để đục lỗ gọi là đồng sapèque, với hy vọng thay thế đồng xu kẽm ở xứ ta. Nhưng vì hối suất không rõ ràng và không lợi nên không được dân ta ưa dùng.

     Năm 1879, Pháp đúc một loại tiền mới tiêu dùng tại Nam Kỳ, trên mặt của đồng tiền có dòng chữ Cochinchine Francaise, gồm có:
– Đồng 10 cents, 20 cents, 50 cents bằng bạc có hình tượng nữ thần tự do ngồi – biểu tượng cho nền cộng hòa của Pháp.
– Đồng 1 centieme bằng đồng đỏ (Bronze) có hình chữ nhật ở giữa, bên trong hình chữ nhật có dòng chữ viết bằng tiếng Hán: “Bách phân chi nhất”. Dân gian vẫn gọi là đồng “lá bài”.

– Đồng sapèque được đúc lại theo mẫu mới, kích thước to hơn đồng 1 centieme đục lỗ vuông, trên mặt tiền có dòng chữ Hán “Đại Pháp quốc chi An Nam” . Đồng này có giá trị bằng 1/5cent

– Năm 1885, lần đầu tiên Pháp cho đúc đồng 1 piastre với độ bạc ròng 0.9000, trọng lượng 27.2156 Gram, với kiểu mẫu tượng nữ thần tự do ngồi (1piastre = 100 cent).

ĐỒNG TIỀN BẢO HỘ XỨ BẮC KỲ (TONKIN)

     Nhằm thay thế những đồng tiền kẽm, năm 1905 Pháp đúc một mẫu sapèque khác ở xứ bảo hộ Bắc Kỳ, trên một mặt xu đúc dòng chữ PROTECTORAT DU TONKIN và mặt còn lại ghi chữ Hán LỤC BÁCH PHÂN NHẤT CHI THÔNG BẢO. Đồng xu này có giá trị bằng 1/600 của 1 piastre. Tuy nhiên cũng như ở Nam Kỳ đồng xu này cũng không được hưởng ứng.

TIỀN XU ĐÔNG DƯƠNG (INDOCHINE)

     Cuối năm 1885, trên tất cả các đồng xu đều thay dòng chữ Cochinchine bằng Indochine để sử dụng trên toàn Đông Dương (Tonkin, Annam, Cochinchine, Cao Miên, Ai Lao). Từ sau năm 1903, đồng sapèque không được đúc nữa. Từ sau thế chiến thứ nhất, đồng tiền Đông Dương ngày càng mất giá, độ bạc và trọng lượng của các đồng xu được giảm dần. Đồng bạc đầu tiên có độ bạc ròng là 0.9000 sau đó giảm xuống 0.8350 và 0.6800 (cá biệt năm 1920, đồng 20 cents chỉ có độ bạc là 0.4000). Một số kiểu mẫu mới được đúc thay thế:

– Năm 1896, đồng 1 cent bằng đồng đỏ, hình biểu tượng Pháp với chữ “Bách phân chi nhất”, đục lỗ tròn.

Tiền xu Đông Dương tại Việt Nam

– Năm 1923 (đến 1938), đồng 5 cents bằng kền – đồng (Nikel – Ae), hình biểu tượng Phấp đội cành ô liu, đục lỗ tròn.

Tiền xu Đông Dương tại Việt Nam

– Năm 1931, đồng 1 piastre (độ bạc 0.9000) với biểu tượng Pháp đội cành ô liu, kiểu mẫu này chỉ được đúc vào năm 1931.

Tiền xu Đông Dương tại Việt Nam
– Năm 1935 (đến 1940), đồng 1/2 cent bằng đồng đỏ

Tiền xu Đông Dương tại Việt Nam
– Năm 1935 (đến 1940), đồng 1/2 cent bằng đồng đỏ

TIỀN ĐÔNG DƯƠNG THỜI NHẬT BẢN CHIẾM ĐÓNG

     Chiến tranh thế giới thứ 2 xảy ra, Pháp bị phát xít Nhật chiếm đóng vào tháng 6 năm 1940. Việc này đã làm xáo trộn mọi thứ tại Đông Dương, trong đó có kinh tế. Bị cô lập, gián đoạn giao thương với Pháp và chịu áp lực mọi mặt từ phía Nhật, chính quyền Đông Dương buộc phải có nhiều sự điều chỉnh. Sự điều chỉnh đồng tiền cũng là một sự đánh dấu cho thời kỳ mới. Những đồng tiền được đúc vào thời kỳ này gồm:

– Đồng 10 cents (1939 – 1940) và 20 cents (1939 – 1941) bằng đông – kền, hình biểu tượng Pháp cầm bông lúa và mặt sau có hình bó lúa.

Tiền xu Đông Dương tại Việt Nam

Tiền xu Đông Dương tại Việt Nam

– Đồng 1 cent (1940 – 1941) bằng kẽm có hình mũ Phrygian (xu Vichy)

– Đồng 1 cent (1943) và 5 cents (1943) bằng nhôm, có dập chữ ETAT FRANCAIS trên mặt xu.

Tiền xu Đông Dương tại Việt Nam

Tiền xu Đông Dương tại Việt Nam

– Đồng 1/4 cent (1942 – 1944) bằng kẽm có chữ ETAT FRANCAIS trên mặt xu

Tiền xu Đông Dương tại Việt Nam

TIỀN ĐÔNG DƯƠNG SAU THẾ CHIẾN THỨ II

     Thế chiến thứ 2 chấm dứt với phần thắng thuộc về phe đồng minh, quân phát xít thua trận. Pháp theo chân quân đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân Nhật. Cuộc kháng chiến chống Pháp của cách mạng Việt Nam nổ ra. Cao trào đấu tranh giành độc lập cho dân tộc Việt Nam bùng nổ mạnh mẽ. Đương nhiên việc này có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế mà chính phủ Pháp tại Đông Dương đang điều hành. Pháp buộc phải phát hành một loại tiền mới vào năm 1945 với kim loại rẻ tiền hơn. Đồng Đông Dương càng mất giá.

– Đồng 5 cents (1946),10 cents (1945) và 20 cents ((1945) được đúc bằng nhôm, có hình bó lúa giống như năm 1939

Tiền xu Đông Dương tại Việt Nam

Tiền xu Đông Dương tại Việt Nam

Tiền xu Đông Dương tại Việt NamTiền xu Đông Dương tại Việt Nam

– Đồng 50 cents (1946) và đồng 1 piastre (1946 – 1947) không còn được đúc bằng bạc nữa mà thay vào đó là bằng đồng – kền, có hình bó lúa.

 

   

Tiền xu Đông Dương tại Việt Nam

ĐỒNG TIỀN LIÊN HIỆP PHÁP

     Sau chiến tranh thế giới thứ II, nền kinh tế Pháp càng “xuống dốc” mà tình hình Đông Dương thì vẫn căng như dây đàn. Pháp buộc phải chọn giải Pháp cho Đông Dương là thỏa hiệp hơn là đối đầu trực tiếp. Liên tiếp một số hiệp định được ra đời, theo đó Pháp công nhận nền độc lập thống nhất của Việt Nam, đổi lại Việt Nam phải gia nhập khối Liên hiệp Pháp. Cũng vì việc này mà đồng tiền tiếp tục có sự thay đổi.

     Năm 1953, Viện Phát hành (Institut d’Esmision des États du Cambodge, du Laos, et du Vietnam) tiến hành đúc 3 đồng xu mới bằng nhôm loại 10 su, 20 su và 50 xu. Trên một mặt xu in hình 3 cô gái đại diện cho 3 miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam và có dòng chữ QUỐC GIA VIỆT NAM. Những đồng tiền này được dùng cho đến khi Pháp thất trận tại Điện Biên Phủ (1954) và vẫn còn được lưu hành đến năm 1960, vài năm sau khi nền đệ nhất cộng hòa ở miền Nam Việt Nam được thành lập.

Tiền xu Đông Dương tại Việt Nam

Tiền xu Đông Dương tại Việt Nam

Tiền xu Đông Dương tại Việt Nam

Share :