-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
12/06/2017
Bài liên quan: Tiền tệ trong vùng lãnh thổ dưới chế độ cũ ở Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 (Phần 1)
Tiền tệ trong vùng lãnh thổ dưới chế độ cũ ở Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 (Phần 2)
Tiền tệ trong vùng lãnh thổ dưới chế độ cũ ở Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 (Phần 3)3. Hoạt động Ngân hàng
Hệ thống hoạt động Ngân hàng cho đến năm 1965 gồm có Ngân Hàng Quốc Gia, một số định chế tài chính của chính phủ, 14 Ngân Hàng Thương Mại Tư Nhân và 1 Ngân Hàng Tiết Kiệm. Các Ngân hàng được tập trung tại Sài Gòn – Chợ Lớn và hầu như chỉ phục vụ cho cộng đồng doanh nghiệp.
Ngoài ra các thị trường tiền tệ truyền thống do các người cho vay tiền, các thương buôn và nông gia giàu có cung ứng vẫn còn thịnh hành. Chính quyền Sài Gòn có ý định mở rộng các hoạt động của các định chế ngân hàng hiện tại của chính phủ cũng như tư nhân.
Ngân Hàng Quốc Gia quan tâm không những đến việc kiểm soát tiền tệ mà còn đến việc phát triển chung của khu vực hoạt động ngân hàng của cộng đồng.
* Vào tháng 12 năm 1956, Ngân Hàng Quốc Gia đi vào lãnh vực hoạt động ngân hàng qua việc thiết lập Việt Nam Thương Tín Ngân Hàng. Lúc đầu hoạt động với tư cách là một ngân hàng ký thác (tiền gửi), đảm lãnh các hoạt vụ ngắn hạn, và đến đầu tháng 7 năm 1958 Việt Nam Thương Tín Ngân Hàng được quyền đảm lãnh các hoạt vụ tín dụng dài hạn và trung hạn. Vào giữa năm 1962, Việt Nam Thương Tín Ngân Hàng là một trong những Ngân hàng lớn nhất trong nước về khối lựng doanh vụ. Cho đến cuối năm 1973, Việt Nam Thương Tín vẫn tiếp tục phát triển với 14 chi nhánh tại các tỉnh (về chi nhánh tại các tỉnh chỉ thua Ngân Hàng Phát Triển Nông Nghiêp có 45 chi nhánh).
* Hai định chế, Quốc Gia Nông Tín Cuộc và Trung Tâm Khuyếch Trương Kỹ Nghệ được thiết lập nhằm đáp ứng các nhu cầu tín dụng mà ngân hàng tư nhân đã không muốn hay không thể đảm lãnh.
Quốc Gia Nông Tín Cuộc được thành lập vào tahngs 4/1957 với tư cách một định chế công quyền tự trị. Nó quản lý các tài sản và trái khoản của một số cơ quan khác, chủ yếu là Quỹ Tín Dụng Bình Dân và Công Ty Quốc Gia Nông Tín, Tiểu Thủ Công và Hợp Tác Xã. Khoảng cuối tháng 12/1964 nó có 1 đại lý lien tỉnh, 40 đại lý tỉnh, 17 đại lý liên quận và 34 đại lý cấp quận.
Quốc Gia Nông Tín Cuộc được đầu tư với số vốn là 895 triệu đồng, trong đó có 628 triệu đồng bắt nguồn từ quỹ viện trợ Hoa Kỳ, phần còn lại là tự ngân quỹ quốc gia. Quốc Gia Nông Tín Cuộc dành những khoản tín dụng cho các nông gia: tín dụng ngắn hạn cho việc sản xuất mùa vụ hàng năm từ 6 – 18 tháng; tín dụng trung hạn từ 18 – 5 năm; và tín dụng dài hạn từ 5 – 15 năm đối với vốn đầu tư do các hợp tác xã, các chủ đồn điền và các nông gia giàu có quản lý.
Lãi suất phải trả là 1%/tháng cho tín dụng ngắn hạn, 8%/năm cho tín dụng trung hạn và 6%/năm cho tín dụng dài hạn. Các hợp tác xã được thành lập theo pháp định phải trả 5%/năm, và các hiệp hội nông dân cấp quận phải trả 9%/năm.
* Vào cuối tháng 12/1964, tổng số tín dụng của Quốc Gia Nông Tín Cuộc lên tới 4.976,6 triệu đồng, trong dó 4.237,7 triệu là tín dụng ngắn hạn dành cho các nôn ggia. Năm 1973, tổng số tín dụng dành cho nông nghiệp lên tới 45.857 triệu đồng, chủ yếu cho các lãnh vực thuần nông nghiệp, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủ công và linh tinh.
Tổng viện trợ tín dụng dành cho các chủ đồn điền cao su để thực hiện một dự án do Quốc Gia Nông Tín Cuộc kiểm soát(chấm dứt vào năm 1961) đã lên tới 315,8 triệu đồng. Những nhà trồng cao su được vy gòm có 26 người Việt và 10 người Pháp.
Vào tháng 6/1964, Quỹ Ổn Định được thành lập trong khuôn khổ Quốc Gia Nông Tín Cuộc với số vốn là 300 triệu đồng do ngân quỹ quốc gia cấp. Các khoản tín dụng theo chương trình này được dành để yểm trợ hoạt động chăn nuôi, đánh cá và sử dụng phân bón. Vào ngayf18/12/1964, 92 triệu đồng đã được rút từ quỹ này để lập 1 quỹ đặc biệt dành cho việc cứu trợ nạn nhân bão lụt tại 12 tỉnh cao nguyên và đồng bằng Trung Bộ. Tín dụng từ Quỹ Ổn Định được cấp theo các thủ tục đơn giản, và các tín dụng bằng hiện vật như phân bón hóa học đều không phải trả lãi. Theo chương trình cứu lụt, các đối tượng nông gia và ngư dân được chọn lựa cho vay đều không phải trả lãi. Cuối năm 1964, tổng số tín dụng từ Quỹ Ổn Định lên tới 117,1 triệu đồng.
* Trung Tâm Khuyếch Trương Kỹ Nghệ được thành lập năm 1957 như một cơ quan chính phủ tự trị. Trung tâm này thay thế Quỹ Đầu Tư Quốc Gia thành lập năm 1955 nhằm cung cấp viện trợ tài chính cho tiểu công nghiệp và phát triển các công nghiệp mới liên doanh với công nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, Quỹ Đầu Tư Quốc Gia đã chỉ được cấp tiền Việt Nam và không nhận hỗ trợ từ Viện Trợ Mỹ. Như thế Quỹ này thiếu nguồn ngoại tệ để mua hàng hóa và các thiết bị quan yếu.
Mặt khác, Trung Tâm Khuyếch Trương Kỹ Nghệ được cấp một khoản tiền ban đầu là 6 triệu đô la Mỹ của Hoa Kỳ ngoài 100 triệu đồng từ phía chính quyền Sài Gòn. Các khoản tín dụng ddeeuf phải được sự chấp thuận của Ban Giám Đốc. Thời hạn cho vay là 7 hay 8 năm với lãi suất từ 6,5% đến 8% mỗi năm. Từ khi bắt đầu đến cuối năm 1964, Trung Tâm Khuyếch Trương Kỹ Nghệ đã chi ra 1,4 triệu đồng, trong đó 38% là đầu tư cổ phiếu. Trong thời kỳ này, trung tâm này yểm trợ hay trực tiếp thành lập 718 cơ sở công nghiệp.
Về sau Trung Tâm Khuyếch Trương Kỹ Nghệ được thay thế bởi một ngân hàng đầu tư mới, đó là Công Ty Tài Chánh Phát Triển Kỹ Nghệ hay Công Ty Kinh Doanh Kỹ Nghệ tại Việt Nam (SOFIDIV). Một phân nửa vốn ban đầu là 400 triệu đồng được 10 Ngân hàng thương mại tại địa phương của Việt Nam, Pháp, Anh, và Trung Quốc nhận góp; số còn lại do USAID cung cấp. Các mục tiêu của SOFIDIV rộng lớn hơn của Trung Tâm Khuyếch Trương Kỹ Nghệ, SOFIDIV khuyến khích doanh nghiệp tư nhân, đầu tư nước ngoài và thành lập các công nghiệp mới bằng các tín dụng dài hạn, SOFIDIV cũng tham gia tài chính trực tiếp và quản lý, Quỹ Phát Triển Doanh Nghiệp Tư Nhân Việt - Mỹ. Quỹ này được thành lập bằng tiền Việt Nam mà chính phủ trả lại từ các khoản tín dụng An Ninh Hỗ Tuowngcuar Hoa Kỳ đã đáo hạn.
Mạng lưới tín dụng cũng mở rộng theo số lượng các ngân hàng gia tăng: tính cho đến 31 tháng 12 năm 1973 có tới 23 Ngân Hàng Việt Nam, 3 Ngân Hàng Pháp, 2 Anh, 3 Trung Hoa, 1 Thái, 1 Nhật, 1 Hàn và 3 Mỹ. Như thế có tất cả 37 Ngân hàng với 82 chi nhánh mở tại vùng Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định và 146 chi nhánh tại các tỉnh (trong đó chỉ có 3 chi nhánh ngân hàng nước ngoài).
Chỉ có một ngân hàng chuyên về tiết kiệm độc nhất là Ngân Hàng Tiết Kiệm Sài Gòn thành lập năm 1887. Ngân Hàng này do một Ban Quản Trị quản lý mà chủ tịch là viên đốc lý thành phố Sài Gòn. Tiền gửi tiết kiệm tối thiểu là 10 đồng bạc và lãi suất được ấn định là 1,5%/năm. Tháng 12/1964, tổng số tiền gửi là 166,5 triệu đồng, tức là nhều hơn năm 1960 khoảng 2 triệu đồng.