Tiền tệ trong vùng lãnh thổ dưới chế độ cũ ở Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 (Phần 3)

12/06/2017
Bài liên quanTiền tệ trong vùng lãnh thổ dưới chế độ cũ ở Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 (Phần 1)
                        Tiền tệ trong vùng lãnh thổ dưới chế độ cũ ở Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 (Phần 2)
                        Tiền tệ trong vùng lãnh thổ dưới chế độ cũ ở Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 (Phần 4)

II/ TIỀN TỆ TRONG VÙNG LÃNH THỔ DƯỚI CHẾ ĐỘ CŨ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954 – 1975

     Như ta đã biết sau hiệp định Geneve 1954, Viện Phát Hành Liên Quốc chính thức bị giải thể. Tài sản của viện này được chia cho 3 quốc gia thành viên taho điều kiện cho các ngân hàng trung ương mới của mỗi nước có thể bắt đầu hoạt động. Trong thực tế đối với Việt Nam tài sản này được chuyển cho chính quyền Sài Gòn của chế độ “Việt Nam Cộng Hòa” ở phía nam vĩ tuyến 17.

 

     A. Đồng Tiền Ngân Hàng Quốc Gia (VNCH)

     Tháng 12/1954, Chính quyền Sài Gòn thông báo cho Pháp biết ý định của mình muốn rút khỏi khu vực đồng franc của Pháp, nhưng vẫn chưa chính thức thực hiện ý định này cho tới năm 1959.

     Ngày 1/1/1955, Chính Quyền Sài Gòn phát hành đồng tiền riêng của mình thông qua ngân hàng trung ương mới được thành lập mang tên Ngân Hàng Quốc Gia. Từ ngày đó đồng tiền này trực tiếp được Hoa Kỳ hỗ trợ và lệ thuộc ngày càng sâu xa vào khu vực đồng đô la Mỹ. Đồng tiền mới ấn định theo tỷ giá chính thức là 1 đồng ăn 0,02857 đo la Mỹ và được chuyển đổi ngang bằng với các đồng tiền đang lưu hành do Ngân Hàng Đông Dương và Viện Phát Hành Liên Quốc cũ phát hành.

     Trong lãnh thổ dưới chế độ Sài Gòn ở Miền Nam Việt Nam, tất cả mẫu mã thiết kế trên giấy bạc do Ngân Hàng Quốc Gia đều in chữ Việt, hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam. Có một số đơn vị tiền nhỏ được làm bằng nhôm. Ngoài ra tất cả đều là tiền giấy. Đồng bạc lưu hành dưới hình thức tiền giấy do công ty Tiền Giấy an Ninh của Hoa Kỳ in, gồm các đơn vị 1, 2, 5, 10, 20, 50, 100, 200, 500 đồng và tiền kim loại 1 đồng làm bằng hợp kim đầu thau – kẽm. có thời kỳ giấy bạc nhỏ không đủ, người ta xé đôi tờ giấy bạc để trao đổi. Diều đáng chú ý là thói quen này lại được bảo lưu rất lâu trong sinh hoạt dân gian, nhất là tại Nam bộ, dù việc khan hiếm giấy bạc nhỏ nhiều khi chỉ là giả tạo.

 

B. Tín Dụng Trong Hoạt Động Ngân Hàng

     Tín dụng là như cầu  cần thiết cho phát triển và mọi hoạt động kinh tế như máu huyết lueu thông trong huyết quản. tuy nhiên, tín dụng cũng phải được điều tiết để khỏi rơi vào tình trạng lạm phát. Muốn đạt được một mức phát triển sản lượng nào đó, phải cần đến một số vốn nhất định tương ứng. Ở thời điểm 1968 theo tính toán của một số chuyên gia Sài Gòn người ta cần từ 30 – 40 tỷ đồng để đạt mức phát triển sản lượng là 4%/năm.

  1. Cơ cấu và đặc điểm tín dụng

     Cơ cấu tín dụng bắt nguồn từ 2 thị trường: Thị trường cá nhân vay và cho vay, hay hoạt động tự tài trợ, thị trường nghiệp vụ qua ngân hàng. Về thị trường cá nhân vay và cho vay, người ta không có được số liệu cụ thể.

     Nhưng về thị trường ngân hàng, người ta thấy có những đặc điểm sau đây:

  • Tín dụng hướng vào hoạt động thương mại: Tín dụng ký thác gia tăng vì tâm lý sợ lạm phát trong xã hội, vì nhu cầu thương mại nhập khẩu.
  • Tín dụng đáp ứng nhiều nhất cho các hoạt động ngoại thương ngắn hạn.
  • Tín dụng dành cho đầu tư hay tiêu thụ ít được chú trọng vì thiếu tài nguyên. Thay vào đó người ta đã vận dụng biện pháp bảo đảm bằng thế chếp tài sản một cách uyển chuyển.
  • Lãi suất tín dụng thay đổi từ 8-12% nhưng vào giai đoạn 1968 – 1975 lên tới 28% (quá cao so với các nước phát triển).
  • Tóm lại hoạt độnh tín dụng còn rất hại chế vì thị trường ngân hàng không đủ tín dụng ngắn hạn dành cho lĩnh vực tiểu thương, tiểu thủ công nghiệp, tạo ra phản ứng dây chuyền, chẳng hạn các cửa hàng không muốn bán chịu cho người tiêu dùng.

     Những đặc điểm này bắt nguồn chủ yếu từ tình trạng thiếu tài nguyên, thiếu tư bản. nhưng đặc điểm này chỉ là một phần nguyên nhân có tính chất kỹ thuật, bên cạnh những nguyên nhân ngoại kinh tế. Giải pháp tín dụng cũng không giải quyết được những khó khăn kinh tế vì quân fchunsg tiêu dùng và sản xuất đã mất lòng tín nhiệm trong một tình thế luôn luôn bất trắc, mất ổn định.

 

  1. Tổ Chức Ngân Hàng Quốc Gia

     Ngân Hàng Quốc Gia nắm giữ hầu hết các quyền hạn và chức năng vẫn thường dành cho Ngân Hàng Trung Ương của một quốc gia. Phạm vi quyền lực của ngân hàng này lớn hơn Ngân Hàng Đông Dương và Viện Phát hành Liên quốc trước kia.

  • Ngân Hàng Quốc Gia nắm độc quyền phát hành tiền giấy và tiền kim loại và chịu trách nhiệm bảo vệ giá trị tiền tệ;
  • Hành động với tính cách là đại lý của chính phủ trong việc kiểm soát ngoại hối và cố vấn cho chính phủ về các vấn đề kinh tế và tài chính;
  • Được quyền chiết khấu, tái chiết khấu, mua, bán hay ứng trước trên những công cụ có thể thương lượng được;
  • Bán công trái và chứng khoán ngân khố Quốc Gia thay cho chính phủ;
  • Kiểm soát việc thành lập các ngân hàng mới và những thay đổi trong các cơ sở ngân hàng và giám sát các ngân hàng thương mại. Việc kiểm soát tín dụng được thực hiện bằng cách thiết lập các yêu cầu dự trữ của các ngân hàng thương mại và các tỷ suất tái chiết khấu và bằng cách giới hạn khối lượng các loại tín dụng nhất định.

     Ngân Hàng Quốc Gia có một yêu cầu dự trữ pháp lý là 33% so với số tiền giấy phát hành chưa tháo khoán. Vào tháng 12/1964, dự trữ dưới hình thức vàng, đo la Mỹ và Franc Pháp đã tụt mức 141 triệu đồng so với mức 216 triệu đồng vào năm 1960. Ngoài ra tiền tệ lưu hành đã từ 6,78 tỷ đồng năm 1955 lên thẳng ngay mức 19 tỷ đồng vào cưới tahngs 12 năm 1964, một số tiền vượt quá giới hạn pháp định một cách nghiêm trọng.

 

     Về giá trị tiền tệ, đồng bạc là đơn vị tiền tệ căn bản ở lãnh thổ kiểm soát của chính quyền Sài Gòn tại Miền Nam Việt Nam. Hối suất chính thức, thiết lập tháng 5/ 1953 là 35 đồng ăn 1 đô la Mỹ. Hệ thống hối đoái được điều chỉnh tháng 1/1962 và 1 tỷ giá mới được thiết lập, thực chất là làm mất giác đồng bạc. Về mặt kỹ thuật tỷ giá chính thức vẫn đứng yên, nhưng một khoản tiền thưởng là 25 đồng cho 1 đô la Mỹ đối với người mua ngoại hối và một khoản tiền thuế là 25 đồng cho 1 đo la Mỹ đối với người bán đồng bạc Việt Nam.

     Như thế tỷ giá thực tế là 60 đồng bạc ăn 1 dô la mỹ. tỷ giá này được áp dụng cho tất cả mọi hoạt động giao dịch và những vụ chuyển khoản tư bản thông thường. Vì trước khi có sự điều chỉnh vào năm 1962, tỷ giá ấn định là 73,5 đồng ăn 1 đô la Mỹ được áp dụng có một số chuyển khoản tư bản đặc biệt.

     Năm 1966, số lượng cung ứng tiên fteej là 65,4 tỷ đồng Việt Nam so với số lượng tiền lưu hành là 46 tỷ đồng Việt Nam. Như thế số tiền dự trữ còn khoảng 19,4 (65,4-46), tức khoảng gần 34%. Tính cho đến tháng 5/1974 số lượng cung ứng tiền tệ là 313,4 tỷ, so với số lượng tiền tệ lưu hành là 229,8 tỷ. Khối  lượng tiền tệ lưu hành có thể được điều tiết nhờ các tiền gửi có kỳ hạn hay không kỳ hạn vào Ngân hàng. Nói chung lượng tiền gửi vào Ngân hàng vẫn tăng đều từ 1966 – 1974.

     Theo các quy định có hiệu lự cnawm 1964, các Ngân Hàng thương mại phải duy trì một khoản tiền dự trữ tại Ngân Hàng Quốc Gia là 10% số tiền nợ ký thác. Để kiểm  soát tín dụng, khoản dự trữ này có lúc lên đên s35%. Nói chung các Ngân hàng thương Mại đã gửi tại Ngân Hàng Quốc Gia một phần dự trữ nhiều hơn mức yêu cầu.

Share :