Tiền tệ trong vùng lãnh thổ dưới chế độ cũ ở Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 (Phần 2)

12/06/2017
Bài liên quan:  Tiền tệ trong vùng lãnh thổ dưới chế độ cũ ở Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 (Phần 1)
                         Tiền tệ trong vùng lãnh thổ dưới chế độ cũ ở Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 (Phần 3)
                         Tiền tệ trong vùng lãnh thổ dưới chế độ cũ ở Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 (Phần 4)
  1. Tiền tệ ở Việt  Nam nói riêng và Đông Dương nói chung trở nên phức tạp hơn nữa khi xuất hiện nhiều loại tiền giấy khác nhau.

     Thoạt đầu quân đội Tưởng Giới Thạch đến giải giới quân Nhật đã vào miền Bắc tiền giấy Trung Hoa, nhất là đồng Quan Kim. Họ tự ý ấn định hối suất 1 đồng Quan Kim ăn 1,5 tiền Đông Dương và cứ như thế tung Quan Kim ra mua hàng hóa ở các thị trấn mà họ đi qua. Tuy nhiên, đồng Quan Kim chỉ giới hạn trong mấy thành  phố lớn, và thực sự đến mùa hè năm 1945 quân Tưởng đã rút khỏi miền Bắc và đồng Quan Kim cũng biến mất.

     Cuối tháng 9 năm 1945, thực hiện ý đồ tái chiếm Đông Dương, theo chân quân Anh, thực dâ Pháp đổ bộ vào miền Nam Việt Nam, đã tung ra tiền Đông Dương mới in tại Pháp (tức là giấy đỉnh 100 đồng). Tháng 12 thực dân Pháp tự ý điều chỉnh giá đồng bạc Đông Dương là ăn 17 Franc tức là 7 đồng Đông Dương ăn 1 đo la Mỹ.

     Về phía chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, từ ngày 31 tháng 1 năm 1946, nhà nước cho lưu hành tại miền Bắc và miền Trung Trung Bộ loại giấy bạc in hình Chủ tịch Hồ Chí Minh do Ngân Khố Việt Nam phát hành. Theo tình hình luật lệ lúc đó, tiền giấy Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cũng lưu hành song song với tiền Đông Dương cũ và công chúng có quyền đem tiền giấy Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đến ngân hàng để đổi ra tiền giấy Đông Dương cũ trên cơ sở ngang bằng (1 ăn 1). Sự xuất hiện của tiền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là một thắng lợi lớn trong sự khẳng định chủ quyền nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa độc lập, mặc dù có tạo ra tình trạng phức tạp phần nào trong sinh hoạt thuowngfngayf của xã hội mà người dân phải hy sinh vì đại nghĩa.

 

  1. Khi cuộc kháng chiến toàn chống Pháp bắt đầu bùng nổ, trong vùng do thực dân Pháp kiểm soát, chỉ còn lại tiền giấy mới của Ngân Hàng Đông Dương.

     Từ tháng 10 năm 1947, thực dân Pháp cho hủy bỏ tiền 100 đồng in dưới thời Nhật chiếm đóng Đông Dương. Trong những năm 1947 và 1948, đồng Franc xuống giá, thực dân Pháp phải cho đồng bạc Đông Dương xuống theo với tỷ giá 1 đồng ăn 17 Franc.

     Cuối tháng 9 năm 1948 theo hiệp định ký kết tại hội nghị Pan (Pháp), Ngân Hàng Đông Dương không còn được quyền phát hành tiền tệ. Mãi đến năm 1952 thì thực dân Pháp lập ra Viện Phát Hành Liên Quốc được quyền phat hành tiền tệ. từ khi đó hối suất đồng bạc được tính là 1 đồng ăn 10 Franc.

 

B- VIỆN PHÁT HÀNH LIÊN QUỐC

     1. Viện Phát Hành Liên Quốc nắm toàn quyền phát hành giấy bạc trên lãnh thổ các quốc gia hội viên (Việt nam, Cao Miên và Lào). Giấy bạc này có quyền giải trái vô hạn. Tuy mang hình vẽ riêng của mỗi nước hội viên nhưng lại có giá trị phát định trên toàn lãnh thổ 3 nước này.

     Các đơn vị tiền tệ của Ngân Hàng Đông Dương và về sau của Viện Phát Hành Liên Quốc được ấn hành  gồm có 1 xu, 2 xu, 5 xu, (1 hào) 10 xu, (2 hào) 20 xu, (5 hào) 50 xu, 1 đồng, 5 đồng, 10 đồng, 20 đồng, 50 đồng, 100 đồng, 200 đồng. Ở mỗi tờ giấy bạc, mặt phải ghi bằng chữ Pháp, còn mặt trái ghi bằng chữ Việt, Miên, Lào.

     Đồng bạc mới vẫn nằm trong hệ thống đồng Franc của Pháp: nó được đảm bảo bằng chính tiền Franc, bằng vàng và các ngoại tệ khác. Viện Phát Hành được ứng tiền trước khi có ăn lời cho các Tổng Ngân Khố, Quỹ Quản Lý và Chiết Cự Trái Khoản tại 3 quốc gia hội viên.

 

     2. Trong thực tế Viện Phát Hành là một cơ quan siêu quốc do Pháp kiểm soát như trước kia. Thực dân Pháp còn thực hiện các biện pháp kiểm soát hối đoái: tháng 12 năm 1949, Sở Hối Đoái Đông Dương được thành lập như một đại diện của Viện Hối Đoái Pháp ở  Paris. Trụ sở của Viện Phát hành được đặt tại Phnom Penh, có các chi nhánh tại Sài Gòn, Paris, Vạn Tượng, Hà Nội và Huế.

     Từ ngày 10/5/1953, đồng tiền liên quốc bị phá giá: 1 đồng bạc chỉ ăn 10 franc thay vì 17 franc. Như thế tổng số tiền ứng cho Việt Nam là 200 triệu đồng vào đầu năm 1952 đã bị mất giá. Theo qui chế của Viện Phát Hành tiền ứng được thực hiện dưới hình thức công khố phiếu có giá trị 3 tháng và có thể tái tục qua trung gian các ngân hàng. Biện pháp này có tác dụng kìm hãm sự gia tăng của khối lượng tiền tệ.

     Một nguyên nhân khác làm thay đổi khối lượng tiền tệ là kết số dư trong việc mua bán đồng franc và để khắc phục tình trạng này Viện Phát Hành phải lập một khoản dự trữ bảo đảm bằng tiền Franc hay ngoại tệ tương đương với 50% tiền lưu hành. Trong thời gian chuyển tiếp Viện Phát Hành mới phải thuê các cơ sở vật chất, nhân sự và dịch vụ của Ngân hàng Đông Dương cũ.

     Ngoài chức năng phát hành. Viện Phát Hành còn kiểm soát các hoạt động của ngân hàng và ngân khố, quản lý các tài khoản viện trợ của Hoa Kỳ, làm đại lý tại Paris để đảm bảo các vụ chuyển ngân về Pháp.

      Viện Phát Hành được quản lý do một Hội Đồng Quản Trị gồm 12 thành viên, tức là 3 thành viên cho mỗi quốc gia (Pháp, Việt, Miên, Lào). Chủ Tịch của hội đồng được bổ nhiệm theo sự thỏa thuận của các thành viên với nhiệm kỳ 4 năm có đầy đủ quyền hạn. Nhưng trong 1 số trường hợp phải có sự nhất trí của các thành viên nhất là trong việc phát hành tiền giấy và ấn định lãi suất cho các khoản ký quỹ của các ngân hàng.

     3. Bên ngoài khu vực đồng Franc, thị giá của đồng bạc Việt Nam đã sấp sỉ với mức giá hối tiền chiến. tại Hồng Kông chẳng hạn, đồng bạc Việt Nam không theo tỷ giá chính thức là 21 franc ăn 1 đô la Mỹ, nhưng lại bán trên thị trường tự do theo tỷ giá 65 franc ăn 1 đô la Mỹ. Sự chênh lệch này làm cho các nhà tài phiệt có thể kiếm được thêm tiền gấp hơn 2 lần bằng cách mua bạc Việt Nam bằng đô la Mỹ trên thị trường tự do và chuyển đổi sang tiền franc tại Việt Nam theo tỷ giá chính thức, trong khi ngân khố của thực dân Pháp bị thiệt hại.

     Thực dân Pháp đã không kiềm chế được tác động của tiền tệ cho tới năm 1952. Việc kiểm soát hối đoái kéo theo sự phá giá đồng tiền vào năm 1953 và kết quả là thu hẹp sự chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và thị trường tự do.

     Chỉ có cuộc chiến thắng của lực lượng kháng chiến do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo tại Điện Biên Phủ vào ngày 7/5/1954 mới thực sự chấm dứt mưu đồ tiếp tục chiếm đóng Đông Dương của Pháp để giành lại chủ quyền của Đất nước trên mọi lãnh vực trong đó có tiền tệ.

Share :