-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
12/06/2017
Bài liên quan: Tiền tệ trong vùng lãnh thổ dưới chế độ cũ ở Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 (Phần 2)
Tiền tệ trong vùng lãnh thổ dưới chế độ cũ ở Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 (Phần 3)
Tiền tệ trong vùng lãnh thổ dưới chế độ cũ ở Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 (Phần 4)Trước năm 1945, tiền tệ Việt Nam là đồng bạc Đông Dương gắn liền với đồng Franc của Pháp, đồng bạc Ngân hàng Đông Dương phát hành do các tập đoàn tài phiệt tư nhân sở hữu. Đó là thứ tiền tệ đầu tiên được sử dụng tại Việt Nam có một giá trị thống nhất và phổ biến trên khắp nước cho đến trước khi ra đời nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ngày 2/9/1945.
Có một số Ngân hàng thương mại, phần đông của Pháp và Trung Hoa, và một ít tổ chức chính phủ cung cấp tín dụng với lãi suất thấp…Hầu hết người dân khi cần vay mượn, vẫn thường giao dịch với những người cho vay nợ ở địa phương.
Thế chiến thứ II đã đưa đến một thay đỏi quan trọng trong tình hình tiền tệ ở trong nước. Chính phủ Vichy, nắm quyền dưới sự khống chế của Nhật đã phát hành một khối lượng lớn tiền giấy hoàn toàn không có bảo chứng, thực dân Pháp phải lạm phát giất bạc Đông Dương để cung ứng cho Nhật một số tiền lên đến 723 triệu đồng để đáp ứng các chi tiêu của Nhật tại Việt Nam.
Đối chiếu với thời điểm 1930, tổng số tiền lưu hành trong nhân dân vào cuối năm 1945 lên đến 2.631 triệu đồng tức là gấp 10 lần. Trên lý thuyết, 1 đồng bạc vẫn ăn 1 franc hay 0,25 đô la Mỹ. Nhưng thực sự từ năm 1942, cả Đông Dương chỉ còn giao dịch với Nhật Bản và hối suất được ấn định là 100 đồng Yen bằng 100 đồng bạc Đông Dương. Lúc đó không có hàng hóa, nên có tiền cũng không thể mua sắm được. Nạn lạm phát đã xảy ra ghê gớm.
Cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ tại Việt Nam kéo dài từ 1945 – 1975 đã khiến cho lãnh thổ Việt Nam do Pháp kiểm soát (1945 – 1954) và lãnh thổ miền nam Việt Nam dưới chế độ Sài Gòn (1954 – 1975) kiệt quệ về tài nguyên, đảo lộn về tài chính và tiền tệ vì mất thăng bằng trong mối tương quan giữa cung và cầu, giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa lợi tức và sản lượng.
Mỗi lần thay đổi chiến lược là tình hình chiến cuộc lại diễn biến khác đi khiến cho tiền tệ bị xáo trộn nhất là trong giai đoạn chiến tranh cục bộ (1965-1966) và Việt Nam hóa chiến tranh (1969 – 1975).
Điểm nổi bật về tình hình tiền tệ xuyên suốt cả hai thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ là nạn lạm phát triền miên ngày càng lớn lao song song với sự suy thoái về sản xuất, đồng thời với sự thiếu hụt trong cán cân thương mại xuất nhập khẩu…và kết quả là sự sống còn của chế độ Sài Gòn đã hoàn toàn tùy thuộc và chính sách viện trợ của Hoa Kỳ.
Lạm phát và ngoại viện có thể coi là vấn đề trọng yếu nhất có liên quan đến tiền tệ ngoài các yếu tố khác như tín dụng, hối suất (tỷ giá hối đoái), dự trữ ngoại tệ và phát hành giấy bạc. Bài phân tích này chủ yếu nghiên cứu 3 vấn đề: tín dụng trong hoạt động ngân hàng, lạm phát và ngoại hối.
I/ TIỀN TỆ TRONG VÙNG LÃNH THỔ DƯỚI CHẾ ĐỘ CŨ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 – 1954
Sau khi Thế Chiến II chấm dứt, lợi dụng khí thế của phe đồng minh do Hoa Kỳ đứng đầu, thực dân Pháp trở lại chiếm đóng Việt Nam năm 1946, sau khi bị quân Nhật hất cẳng vào chính biến ngày 9/3/1945 và bị lực lượng kháng chiến đánh bại trong Cách Mạng Mùa Thu ngày 19/8/1945.
A – ĐỒNG BẠC ĐÔNG DƯƠNG
Đồng bạc Đông Dương lúc đó đã mất giá trị thê thảm. Các cửa hàng không còn hàng hóa tiêu dùng, và nhiều trang thiết bị quan trọng hoặc đã bị lực lượng chiếm đóng Nhật tước đoạt hoặc bị bom của phe Đồng Minh phá hủy. Trong một nỗ lực nhằm kích thích nền kinh tế lúc đó đang èo uột, người ta đã đưa ra giá trị chính thức của đồng bạc địa phương từ 10 Franc lên 17 Franc (1 Franc tương đương với 0,02 đô la Mỹ).
Biện pháp này làm lợi cho Pháp, vì đồng bạc này tăng mãi lực trên thị trường Pháp và khuyến khích các hàng nhập của Pháp. Địa vị của đồng bạc Đông Dương tương quan với đồng Franc còn được củng cố do quân phí lơn slao mà thực dân Pháp muốn sử dụng trong mưu toan chiếm đống lại Đông Dương và do việc xâm lăng của lực lượng Viễn Chinh Pháp. Lực lượng này sẵn sàng trả tiền lương và phụ cấp của chúng vào hàng hóa và dịch vụ ở ngay thị trường địa phương.