-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
09/06/2017
Bài liên quan: Phương pháp nghiên cứu tiền cổ vùng Đông Nam Á (phần 1)
Phương pháp nghiên cứu tiền cổ vùng Đông Nam Á (phần 2)b/ Dựa vào thư pháp trên đồng tiền: tuy một hiệu tiền, nhưng mỗi thời đại có một cách viết khác nhau, đó chính là thư pháp và là nền tảng quan trọng để phân loại tiền.
- Như thời Tống, tuy một hiệu tiền nhưng có thể viết cả ba lối chữ: chân – thiện – thảo. Đến thời Nguyên thì có loại tiền viết theo lối chữ Mông Cổ và thời minh thì lại viết chữ chân phương.
- Riêng chữ chân phương thì mỗi thời đại có một lối viết khác nhau: dựa vào đặc trưng của nét viết đó mà ta phân ra các loại tiền được đúc cùng một thời đại thì gọi là “Thủ loại tiền”. Như các loại tiền của Tống Huy Tông, chữ được vua viết, tung nhiều hiệu: “Đại Quan, Chính Hòa, Tuyên Hòa,…” có thể gọi là tiền “Huy Tông thủ” do “Tuyên Hòa ngự bút”.
- Dựa vào thư pháp đó còn tìm thấy thêm các loại tiền khác cũng được đúc cùng lần thì gọi là “chư tiền” (các đồng tiền lân cận), từ đó tìm ra được các hệ thống hoặc các dòng tiền khác nhau.
c/ Dựa vào các đặc điểm trang trí trên đồng tiền:
- Ngoài việc xem thư pháp chữ viết trên đồng tiền còn xem các đặc điểm trang trí khác như vành tròn đồng tiền, viền lỗ vương, mặt lưng đồng tiền, chúng cũng tạo nên những nét đặc trưng riêng biệt.
- Như có các loại tiền nhỏ bằng đồng thau như An Pháp nguyên bảo, Thiệu Phong bình bảo, Thánh Nguyên thông bảo, Tường Nguyên thông bảo…thường có mặt lưng trơn hoặc gờ viền cùng gờ lỗ vuông không rõ…thì đó cũng chính là một đặc điểm riêng để phân loại…
- Hoặc các loại tiền Cảnh Hưng ở Đàng Ngoài thì mặt lưng thường bị lệch khuôn hoặc gờ lỗ vuông ở lưng tạo thành vành vuông rất rộng…đó cũng chính là một đặc điểm để phân loại.
Như vậy, muốn phân loại được tiền thì phải phối hợp tất cả các đặc điểm riêng để tạo nên một tổng thể hài hòa biểu hiện trên từng đồng tiền. Đây là một bước quan trọng nhất để giám định tiền cổ, song muốn được vậy thì cần phải nghiên cứu kỹ nhiều loại tiền và phải có kinh nghiệm mới phân loại được.
5- Giám định cuối cùng, xác định vị trí của đồng tiền:
Tuy chúng tôi phân ra 5 bước giám định, song thật ra chỉ có bước cuối cùng này là quan trọng nhất, nó khẳng định vị trí của đồng tiền. Khi giám định các bước đều có liên quan tương hỗ với nhau. Một nhà sưu tập, nghiên cứu có kinh nghiệm chỉ cần nhìn qua đồng tiền thì đã tổng hợp được kiến thức, đặt nó vào tổng thể hài hòa của lịch sử để giám định ngay nó thuộc thời nào.
Sau đó, để việc giám định được rõ ràng, có cơ sở, chúng ta cần phải giải thích, kết luận. Đây chính là bước giám định cuối cùng vậy!
B – Cơ sở lý luận
Để việc giám định có căn cứ rõ ràng, ta tiến hành giải thích. Lập luận căn cứ trên 3 cơ sở sau:
1- Chính trị lịch sử thời đại:
Chính trị lịch sử thời đại thay đổi thì tiền tệ cũng thay đổi:
- Một vị vua mới lên ngôi, đặt niên hiệu nước, thường đúc ra tiền có niên hiệu mới: năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lấy niên hiệu Minh Đức, cho đúc tiền Minh Đức thông bảo bằng đồng.
- Giai đoạn lịch sử có biến cố trọng đại cũng có thể đúc tiền có hiệu lạ phù hợp với biến cố lịch sử: Nguyễn Nhạc lấy niên hiệu Thái Đức, năm 1787, sau khi ra Thăng Long, trở về tự xưng là Trung Ương Hoàng đế tại Quy Nhơn, ngoài tiền Thái Đức thông bảo, còn có cho đúc tiền Minh Đức thông bảo mặt sau có chữ “Vạn tuế”.
2- Văn hóa nghệ thuật
Văn hóa nghệ thuật thời đại có ảnh hưởng rất lớn đến tiền tệ, đó là vấn đề thư pháp và hình thức trang trí trên đồng tiền:
- Thời Tống: Triết học Tam Giác đồng cung quy nên một hiệu tiền có thể viết cả 3 lối chữ: Chân –thiện – thảo.
Thời Lê (Việt Nam): Nho giáo là quốc giáo nên trên mặt đồng tiền đều viết chữ chân phương rất rõ ràng.
- Tuy cùng một lối chữ chân phương nhưng chứ viết thời Nam Tống và Nguyên thì khác hẳn thời Minh – Thanh. Chữ viết thời Lê – Mạc thì khác hẳn thời Lê Trịnh – Tây Sơn.
- Về trang trí trên mặt lưng đồng tiền thì con rồng thế kỷ 15 – 16 cũng khác con rồng thế kỷ 18 – 19…
3 – Kinh tế xã hội:
Khi nền kinh tế xã hội thay đổi thì tiền tệ cũng thay đổi phù hợp với kinh tế:
- Thời Lê sơ, kinh tế xã hội ổn định nên tiền được đúc bằng đồng tốt, dày, nét chữ rõ ràng.
- Thời Lê Mạt, chú Nguyễn (Đàng Trong) giao lưu buôn bán rộng rãi với nước ngoài nên xuất hiện hệ thống tiền kẽm dẫn đến lạm phát
Tóm lại, khi giải thích và giám định một đồng tiền cần phối hợp cả 3 cơ sở trên, đặt nó vào tổng thể hài hòa của lịch sử, tổng hợp tất cả các đặc điểm…thì việc giám định mới chính xác, chứ nếu chỉ đọc niên hiệu đồng tiền (tức cơ sở chính trị lịch sử) rồi tra bảng niên biểu e sẽ giám định sai rất nhiều…
- Nguyễn Anh Huy -